Ashtanga Yoga là gì, ý nghĩa và lợi ích của Ashtanga Yoga

Ashtanga Yoga là một chuỗi các bài tập vận động cơ thể mạnh mẽ, giúp mang lại cho người tập cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. Vậy chính xác, Ashtanga Yoga là gì? Phương pháp này có ưu điểm gì? Hãy cùng Sparta Việt tìm hiểu về Ashtanga Yoga và một số bài tập cơ bản cho người mới bắt đầu nhé.

Ashtanga Yoga là gì? 

Ashtanga Yoga hay còn Patanjali Yoga, Raja Yoga đây là một nhánh, một trường phái hay một loại hình yoga lâu đời. “Ashtanga” xuất phát từ tiếng Phạn, trong đó “Ashta” có nghĩa là “tám,” và “Anga” có nghĩa là “bộ phận” hoặc “cơ thể con người.” Ashtanga Yoga có nghĩa là tám mục đích muốn cơ thể con người hướng đến.

Ashtanga Yoga la gi

Hệ thống này chia thành tám phần, gồm: Yamas (quy tắc đạo đức), Niyama (kỷ luật tự giác), Asana (tư thế), Pranayama (kỹ thuật thở), Pratyahara (điều chỉnh cảm xúc), Dharana (tập trung), Dhyana (thiền định), Samadhi (giác ngộ)

Nguồn gốc của Ashtanga Yoga

Ashtanga Yoga ban đầu được tạo ra bởi Sri T. Krishnamacharya – một trong những người có kiến thức sâu rộng về yoga. Ông tạo ra Ashtanga Yoga dành riêng cho học trò của mình là K. Pattabhi Jois. Sau đó, Pattabhi Jois đã đến thành phố Mysore ở Ấn Độ để giảng dạy, phát triển và hệ thống hóa Ashtanga Yoga thành những chuỗi tư thế cụ thể, được biết đến với các chuỗi chính như Primary Series, Intermediate Series và Advanced Series.

Ashtanga Yoga trở nên phổ biến ở Tây Phương từ những năm 1960. Hiện tại, viện nghiên cứu Ashtanga Yoga đã được đặt tại Mysore, Ấn Độ do R. Sharath Jois, cháu trai của Pattabhi Jois điều hành.

>>> Xem thêm: Vinyasa Yoga là gì?

Ý nghĩa của tập Ashtanga Yoga

Hệ thống Ashtanga Yoga được chia thành 8 phần và mỗi phần đều hướng đến một mục đích và có ý nghĩa khác nhau như sau: 

  • Yamas (quy tắc đạo đức): Động tác đầu tiên của Ashtanga Yoga chính là hướng con người sống chân thành, không tham lam, không đầu cơ tích trữ, sống điều độ, không trộm cắp….
  • Niyama (kỷ luật tự giác): Động tác tiếp theo là giúp tâm hồn tĩnh lặng, thả lỏng tâm hồn để cảm nhân từng nhịp thở của bản thân. Để làm được điều này đòi hỏi bạn phải có thái độ kỷ luật, tâm hồn trong sạch, không có vướng bận, sống tích cực, tư duy tích cưc,…
  • Asana (tư thế): Động tác này sẽ tập trung vào rèn luyện tư thế hướng đến kiến tạo một cơ thể dẻo dai, linh hoạt, săn chắc và tinh thần thoải mái, xua tan mệt mỏi, căng thẳng.
  • Pranayama (kỹ thuật thở): Bài tập này sẽ giúp bạn kiểm soát và điều hòa hơi thở của mình.
  • Pratyahara (điều chỉnh cảm xúc): Để việc tập luyện hiệu quả bạn cần phải điều chỉnh được cảm xúc của bản thân, không được để vui buồn trong cuộc sống ảnh hưởng đến việc luyện tập.
  • Dharana (tập trung): Động tác này sẽ giúp người tập không bị phân tâm vào mọi việc bên ngoài, tập trung vào động tác.
  • Dhyana (thiền định): Hướng đến việc tập trung hoàn toàn vào việc tập yoga và loại bỏ mọi suy nghĩ trong đầu.
  • Samadhi (giác ngộ): Khi này cơ thể sẽ đạt được đỉnh cao của luyện tập, bạn sẽ giác ngộ mọi thức và sẽ không gì ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.

y nghia cua tap Ashtanga Yoga

Lợi ích của việc tập Ashtanga Yoga

Ashtanga Yoga mang đến nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần của người luyện tập. Dưới đây là một số lợi ích chính khi luyện tập Ashtanga Yoga:

  • Giải tỏa căng thẳng lo âu

Ashtanga Yoga có rất nhiều động gác thiền định và mục tiêu hướng đến chính là muốn con người giác ngộ, giải tỏa được mọi buồn phiền, lo đâu trong cuộc sống. Khi tập luyện Ashtanga Yoga bạn sẽ có tâm lý thoải mái và vô cùng yên bình, không còn nhiều vướng bận của cuộc sống.

  • Cải thiện vóc dáng

Ashtanga Yoga là hình thức tập cần rất nhiều thể lực nên tập luyện sẽ đốt cháy rất nhiều yoga, từ đó có thể giúp kiểm soát được cân nặng. Hay với cường độ tập luyện mạnh sẽ tác động đến cơ bắp mang lại vóc dáng thon gọn.

Ngoài ra, khi tập luyện Ashtanga Yoga có rất nhiều động tác uốn dẻo, vặn mình, ưỡn ngực từ cơ bản đến nâng cao. Cho nên tập luyện sẽ giúp ngăn chặn tình trạng gù lưng khi đi và ngồi hay có thể giúp cơ thể trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn.

y nghia cua tap ashtanga yoga

Các bài tập Ashtanga Yoga tại nhà

 Khi tập yoga tại nhà bạn nên chọn các bài tập cơ bản với mức độ thấp nhất để luyện tập để tránh các chấn thương không mong muốn. Nếu muốn trải nghiệm mức độ luyện tập cao hơn thì cần phải đến lớp học để được hướng dẫn và chỉnh tư thế chuẩn nhất. Dưới đây là một số bài tập Ashtanga Yoga cơ bản có thể tập luyện tại nhà:

1. Thiền định

Thiền định giúp điều hòa, tâm trạng, giải tỏa lo âu căng thẳng của cuộc sống và đây cũng là một trong các mục đích của Ashtanga Yoga. Cho nên, khi luyện tập Ashtanga Yoga không thể thiếu các động tác thiền định. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngồi xuống dưới thảm rồi khoanh chân lại, hai tau để lên hai đầu gối, ngón tay cái và ngón giữa chạm vào nhau.
  • Bước 2: Nhắm mắt và điều hòa hơi thở. Hít vào và thở ra thật điều, tâm trí sẽ tập trung vào quan sát hơi thở của mình.

y nghia cua tap ashtanga yoga

2. Tư thế con bướm

Tư thế con bướm sẽ giúp kéo căng cơ đùi và đầu gối kích thích chức năng hoạt động của bàng quang, thận, tuyến tiền liệt và buồng trứng ở nữ giới.

  • Bước 1: Khi đang trong tư thế thiền định bạn sẽ chuyển vị trí của chân. Đặt hai chân trước mặt, lòng bàn chân úp vào nhau, kéo gót chân về phía xương chậu.
  • Bước 2: Dùng hai tay nắm lấy hai ngón chân cái rồi ép chân xuống dưới sàn nhà càng thấp càng tốt. Giữ tư thế từ 1 đến 5 phút.

cac bai tap ashtanga yoga tai nha

3. Gập người, hai chân mở rộng

Động tác này sẽ giúp kéo căng các cơ ở chân, đùi, hông, lưng và có thể giảm được mỡ thừa ở vùng bụng.

  • Bước 1: Bạn sẽ bắt đầu với tư thế quả núi, sau đó dang rộng 2 chân từ 80 – 100 cm, hai tay dang ngang.
  • Bước 2: Từ từ gập người xuống. Khi này lưng, cổ cần phải giữ thẳng. Sau đó hạ tay xuống dưới sàn nhà ở giữa hai chân.
  • Bước 3: Từ tự hạ lưng sao cho phần đầu chạm được xuống dưới sàn nhà. Hít thở đều và giữ nguyên thư thế khoảng 30 giây đến 1 phút.
  • Bước 4: Tiếp theo từ tử nâng cơ thể lên tư thế ban đầu, hít thở và thả lỏng cơ thể.

cac bai tap ashtanga yoga tai nha

4. Tư thế chiến binh

Tư thế chiến binh, hay còn gọi là Warrior Pose, là một trong những tư thế cơ bản và phổ biến. Tư thế này sẽ giúp tăng cường sức mạnh hai chân, nắn chỉnh cột sống, kéo căng cơ đùi, hông.

  • Bước 1: Đứng thẳng, chân chạm vào nhau, cánh tay dọc theo thân, đầu hướng về phía trước.
  • Bước 2: Bước chân trái ra phía sau, nâng cánh tay lên cao qua tai, mặt nhìn thẳng về phía trước.
  • Bước 3: Ưỡn căng ngực, nghiêng thân để uốn lưng ra phía sau. giữ nguyên tư thế và hít thở đều khoảng 30 giây đến 1 phút,
  • Bước 4: Để thoát khỏi tư thế, bạn rút chân trái về phía trước, hai tay xuôi theo thân như tư thế ban đầu.

cac bai tap ashtanga yoga tai nha

5. Tư thế cái ghế

Tư thế cái ghế là một tư thế cơ bản giúp tăng cường cơ bắp, đồng thời tác động đến vùng hông giúp tăng cơ mông, chân, đùi.

  • Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, cánh tay dọc theo thân và đầu hướng về phía trước.
  • Bước 2: Hít thở sâu và nhẹ nhàng nâng tay lên trên đầu, hai lòng bàn tay hướng vào nhau.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng hạ mông về phía sau như bạn chuẩn bị ngồi ghế, đồng thời khi này lưng và tay cần giữ thẳng, đầu gối không được vượt quá ngón chân.
  • Bước 4: Hãy nhìn vào một điểm cố định trước mặt để giữ sự cân bằng và tập trung.
  • Bước 5: Giữ tư thế trong khoảng 30 giây đến 1 phút, hít thở sâu.
  • Bước 6: Nhẹ nhàng nâng người thẳng lên, hạ cánh tay xuống để thoát khỏi tư thế.

cac bai tap ashtanga yoga tai nha

Kết luận 

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ tất cả các thông tin về Ashtanga Yoga. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu Ashtanga Yoga là gì và đưa ra quyết định nên hay không nên theo trường phái Ashtanga Yoga. Nhưng dù theo phong cách yoga nào bạn cũng cần kiên trì luyện tập để đạt được những mục đích như mong muốn nhé!

Rate this post