Nhiệt miệng, loét miệng gây đau đớn và mất cảm giác khi ăn uống. Vậy làm sao để nhiệt miệng nhanh khỏi, bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì cho nhanh khỏi. Hãy theo dõi ngay bài viết này của Sparta Việt để loại bỏ những vấn đề khó chịu từ nhiệt miệng nhé.
Nội dung
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng hay herpes miệng là những vết loét được hình thành trong khoang miệng của chúng ta. Những vết loét này thường gây nên những vết viêm gây đau đớn khó chịu. Những vết loét này là do một loại virus có tên Virus herpes simplex-1 (HSV-1) gây nên.
Virus herpes simplex-1 (HSV-1) thường tồn tại trong cơ thể và có thể tái phát, gây ra nhiệt miệng trong các trường hợp dưới đây:
- Tiêu thụ đồ ăn cay nóng: Khi chúng ta tiêu thụ các đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, ăn nhiều đồ chiên rán, rượu bia cà các chất kích thích…. Những loại thức ăn này có thể làm tổn thương mô mềm khiến cho HSV-1 tái phát và dẫn đến sưng, loét miệng.
- Do vết thương mô mềm: Đôi khi không may chúng ta vô tình cắn vào miệng cũng có thể dẫn đến tổn thương mô mềm trong khoang miệng, tạo điều kiện cho HSV1 hoạt động.
- Thiếu chất: Khi cơ thể thiếu các chất sẽ khiến cho chức năng của gan suy giảm từ đó gây ra các bóng viêm. Khi các bóng viêm này vỡ ra sẽ hình thành các vết loét, và khi HSV-1 xâm nhập sẽ gây viêm nặng hơn.
Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Có thể thấy một phần nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là do thói quen ăn uống không tốt của chúng ta. Do đó, khi bị nhiệt miệng bạn nên bổ sung các loại thức ăn có vị mát để gan hoạt động tốt khiến cho tình trạng nhiệt miệng suy giảm. Dưới đây là một số loại thức ăn nên bổ sung khi bị nhiệt miệng:
- Rau ngót
Trong Đông Y thì rau ngót có tính thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, lợi tiểu,… nên có thể cải thiện tình trạng nóng trong, ngăn không hình thành các bóng nhiệt gây viêm. Ngoài ra, trong rau ngót có chứa vitamin C, vitamin B1, B2, vitamin K, vitamin PP, kali, sắt, kẽm, đồng,…giúp tăng tốc độ hồi phục của nhiệt miệng.
- Cá lóc
Cá lóc có tính mát, thanh nhiệt nên có thể ngăn chặn tình trạng bị bóng nhiệt đồng thời có thể cung cấp dưỡng chất để tốc độ hồi phục vết nhiệt miệng nhanh hơn. Vào những ngày bị nhiệt bạn có thể nấu một nồi cháo cá lóc với đậu xanh sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, cá lóc cũng chỉ hỗ trợ phần nào nên nếu bị nặng bạn cũng cần kết hơp với các thực phẩm tính mát khác.
- Mướp đắng
Mướp đắng là loại quả có tính hàn nên cũng sẽ mang lại công dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, mát gan khiến cho vết loét do nhiệt miệng nhanh hồi phục hơn. Do đó, vào những ngày bị nhiệt miệng bạn có thể bổ sung mướp đắng vào thực đơn bữa cơm trong gia đình mình nhé. Tuy nhiên, mướp đắng có tính hàn nên không phù hợp với những người huyết áp thấp và có cơ địa hàn. Nếu bạn có tình trạng này thì có thể cân nhắc sử dụng.
- Bột sắn
Bột sắn cũng là một trong những loại thực phẩm mang tính hàn nên cũng rất tốt trong những ngày nhiệt miệng. Ngoài ra, bột sắn nấu thường lỏng, dễ ăn nên sẽ không gây đau đớn nhiều cho các vết loét nhiệt miệng.
>>> Xem thêm: Uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất?
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
Hoa quả, rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp thanh mát cơ thể, giúp gan hoạt động tốt hơn. Từ đó có thể khiến cho vết nhiệt nhanh hồi phục, đồng thời cũng có thể ngăn chặn sự hình thành các vết nhiệt mới gây đau đớn, khó chịu.
- Sữa chua
Sữa chua có lactobacillus acidophilus sẽ kìm hãm sự phát triển của Virus herpes simplex-1 (HSV-1) và tăng cường các loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Từ đó sẽ tăng đề kháng khiến cho vết loét ở khoang miệng nhanh hồi phục hơn. Nếu bị nhiệt miệng bạn có thể cân nhắc bổ sung 2 hộp sữa chua mỗi ngày và nên ăn loại không đường để tăng cường lợi khuẩn tốt hơn nhé!
- Đồ ăn mềm, ít gia vị
Vào những ngày bị nhiệt miệng các vết loét thường sưng đỏ, gây đau đớn khó chịu. Nếu tiêu thụ các loại thức ăn cứng sẽ khiến cho các mô da bị tổn thương thêm gây khó lành. Cho nên bạn hãy ưu tiên chế biến các món ăn mềm, ít gia vị. Nó sẽ khiến bạn không cảm thấy sót, đau đớn khi ăn.
- Nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi?
Các loại thức uống cũng sẽ giúp tăng đề kháng cho cơ thể, thanh lọc gan khiến cho vết nhiệt nhanh lành hơn. Dưới đây, là các loại thức uống các bạn có thể cân nhắc để bổ sung khi cơ thể gặp vấn đề nhiệt miệng:
- Rau má
Bên trong rau má có nhiều các loại vitamin như B1, B2, C, K…giúp phục hồi các vết viêm loét tốt hơn. Ngoài ra, rau má cũng có tính mát nên có thể giúp gan hoạt động tốt hơn khi đào thải độc tố. Từ đó cũng khiến cho vết loét nhanh lành, ngăn chặn sự hình thành các vết loét tiếp theo. Khi uống rau má bạn có thể ép nước uống nguyên chất hoặc kết hợp với các thực phẩm có tính thanh mát khác như đậu xanh để gia tăng hương vị và công dụng
- Nước dừa
Nước dừa có tình hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, kháng viêm. Mà theo y học cổ truyền thì nhiệt miệng 1 phần do cơ thể bị bóng trong mà hình thành bóng viêm. Do đó, bổ sung nước dừa cũng sẽ giúp cho các vết nhiệt nhanh lành đồng thời cũng có thể ngăn chặn sự hình thành bóng nhiệt.
- Trà xanh hoặc trà đen
Từ lâu trà xanh, trà đen đã được biết đến với công dụng kháng viêm rất hiệu quả. Cho nên, khi bị nhiệt miệng bạn có thể sử dụng trà xanh thay cho nước lọc để uống hàng hàng. Ngoài ra, khi đã khỏi bạn cũng có thể uống trà xanh, trà đen để làm mát cơ thể, và còn ngăn chặn oxy hóa vô cùng tốt.
- Nước diếp cá
Tuy có vị tanh, khó ăn nhưng diếp cá cũng là một loại rau có tính thanh nhiệt nên có thể ngăn chặn sự hình thành nhiệt miệng. Ngoài ra, rau diếp cá cũng có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm nên cũng sẽ giúp giảm tình trạng đau đớn từ các vết viêm loét miệng. Vào những ngày nhiệt miệng bạn có thể ép lấy lá diếp cá và uống trực tiếp. Khoảng 2, 3 ngày vết nhiệt sẽ cải thiện đáng kể.
Bị nhiệt miệng nên kiêng gì?
Để các vết nhiệt miệng không gây ra đau đớn và trở nên trầm trọng hơn thì khi bị nhiệt miệng bạn nên kiêng các đồ ăn, thức uống sau:
- Đồ ăn cay nóng
Một nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng là cơ thể bị nóng trong. Do đó, để vết nhiệt nhanh khỏi bạn cần tránh các đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, đồ nếp. Ngoài ra, nếu có cơ địa hay bị nhiệt miệng thì bạn cũng nên cân nhắc loại bỏ các loại đồ ăn này ra khỏi thực đơn bữa ăn gia đình mình.
- Đồ quá mặn
Khi bị nhiệt miệng các vết loét sẽ ngày càng to, sưng tấy, đau đớn. Cho nên chúng ta cần tuyệt đối kiêng những đồ quá mặn tránh gây sót vết viêm khiến cho bữa ăn mất ngon. Hãy nấu các đồ ăn thanh mát, ít gia vị vào những ngày nhiệt miệng là tốt nhất.
- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ có nhiều axit sẽ khiến HPV1 hoạt động mạnh hơn. Ngoài ra, đồ ăn chiên rán cũng khiến cho chức năng thanh lọc cơ thể của gan kém hơn. Cho nên bạn cũng nên bỏ những đồ ăn không tốt cho sức khỏe của mình khi bị nhiệt miệng nhé!
- Đồ chua
Các loại đồ chua như chanh, mận có chứa nhiều axit sẽ khiến cho vết viêm trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, các loại hoa quả này cũng sẽ gây sót, đau đớn trong những ngày bị nhiệt miệng nữa đấy.
- Đồ uống có cồn, có ga và các chất kích thích
Đồ uống có cồn, chất kích thích sẽ khiến gan hoạt động kém hơn. Điều này có thể hình thành thêm nhiều vết nhiệt mới gây đau đớn cho chúng ta. Thậm chí nếu có quá nhiều vết viêm còn gây hạch, sốt. Vì thế khi có cơ địa dễ nhiệt miệng thì nên tránh xa những đồ uống không tốt này nhé!
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nhiệt miệng và chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý trong những ngày bị nhiệt miệng khó chịu. Mong rằng thông qua bài viết bạn đã biết được bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì để vết loét nhanh hồi phục nhất.