Giờ hoàng đạo là gì? Cách tính giờ hoàng đạo đơn giản, chuẩn xác

Trong một ngày, việc xác định được giờ hoàng đạo sẽ giúp bạn tự tin bắt đầu các công việc quan trọng hoặc chọn giờ xuất hành đẹp. Vậy giờ hoàng đạo là gì? Cách tính giờ hoàng đạo như thế nào? Hãy cùng Sparta Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Giờ hoàng đạo là gì?

Giờ hoàng đạo có nghĩa là giờ tốt, khung giờ lành. Theo phong tục của người dân Việt Nam, giờ hoàng đạo là khung giờ bắt đầu thực hiện các công việc trong đại như xuất hành, đón dâu, thành hôn, đón khách, giao dịch, khai bút, nhập trạch… Khung giờ này mang nhiều nguồn năng lượng sinh khí, một khi tiến hành việc lớn thì trăm sự đều thuận lợi, may mắn. 

gio hoang dao la gi

Trái ngược với giờ hoàng đạo là giờ hắc đạo (tức giờ xấu). Các giờ hắc đạo trong ngày sẽ là giờ sao sát tinh chiếu mệnh trần gian, các khung giờ này thường mang nguồn năng lượng âm. Do đó, tinh thần, tâm trạng của mọi người bị bất an, xáo trộn. Các việc lớn cần kiêng kỵ, tránh tiến hành các việc lớn. 

>>> Xem thêm: Ngày hoàng đạo là gì?

Các khung giờ hoàng đạo

Theo dân gian xưa thì trong 1 ngày, các khung giờ sẽ được tính theo 12 con giáp. Cụ thể cứ 2 tiếng đồng hồ sẽ là 1 giờ (tương ứng với một con giáp) như bảng dưới đây: 

Thời gian Múi giờ hoàng đạo
23:00 – 01:00
01:00 – 03:00 Sửu
03:00 – 05:00 Dần
05:00 – 07:00 Mão
07:00 – 09:00 Thìn
09:00 – 11:00 Tỵ
11:00 – 13:00 Ngọ
13:00 – 15:00 Mùi
15:00 – 17:00 Thân
17:00 – 19:00 Dậu
19:00 – 21:00 Tuất
21:00 – 23:00 Hợi

Cách tính giờ hoàng đạo chuẩn nhất

Để tính giờ hoàng đạo bạn có thể áp dụng theo các cách dưới đây: 

1. Bảng tính giờ hoàng đạo theo 12 con giáp

Theo lịch cổ xưa thì trong một ngày sẽ có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Dựa theo chu kỳ địa chỉ của 12 con giáp, giờ hoàng đạo sẽ được tính theo phương pháp “Chọn ngày kén giờ” của Phan Kế Bính như bảng dưới đây. Trong đó, giờ nào bắt đầu bằng âm “Đ” sẽ được gọi là giờ hoàng đạo. 

cach tinh gio hoang dao

Ví dụ: Nếu là ngày Tỵ hoặc Ngọ, giờ hoàng đạo sẽ lần lượt là giờ Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân, Dậu. 

2. Cách tính giờ hoàng đạo xuất hành

Trong trường hợp chuẩn bị xuất hành đi xa bạn hãy áp dụng công thức tính hoàng đạo sau đây: 

{(Tháng + ngày + khắc giờ dự định xuất phát) – 2} /6 = (số dư, bạn lấy phần chẵn).

Lưu ý, ngày và tháng phải lấy theo âm lịch. 

Các khắc giờ cụ thể sẽ như sau: 

  • Khắc 1: Từ 23h – 01h
  • Khắc 2: Từ 01h – 03h
  • Khắc 3: Từ 03h – 05h
  • Khắc 4: Từ 05h – 07h
  • Khắc 5: Từ 07h – 09h
  • Khắc 6: Từ 09h – 11h

Đến 11h trưa thì quay lại tính khắc theo vòng tròn quay lại như buổi sáng, tiếp tục từ khắc 1 đến khắc 6. 

Ví dụ: Bạn muốn xuất phát lúc 6h ngày 15/5 (âm lịch). Áp dụng công thức sẽ là ((15 + 5 + 4) – 2)/6 = 3,666. Như vậy bạn sẽ có phần trẵn là 6, tức 6h sẽ là khung hoàng đạo tốt nhất để bạn xuất hành. 

Kết luận

Như vậy giờ hoàng đạo chính là giờ tốt trong ngày. Trong một ngày sẽ có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Bằng việc xác định được giờ hoàng đạo sẽ giúp bạn bắt đầu thực hiện các công việc lớn thuận lợi, hanh thông nhất. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu giờ hoàng đạo là gì, biết cách vận dụng tính giờ hoàng đạo trong ngày. 

Rate this post