Glutamine là gì? Glutamine có tác dụng gì? Cách bổ sung?

Nếu thường xuyên tập luyện thể hình, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Glutamine – một axit amin không thiết yếu, giúp tăng cường cơ bắp và nâng cao hiệu quả tập luyện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn Glutamine là gì và tác dụng của Glutamine đối với sức khoẻ nhé. Mời các bạn cùng theo dõi!

Glutamine là gì?

Glutamine là một loại axit amin không thiết yếu, do cơ thể tự sản xuất ra. Glutamine có vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm việc cung cấp năng lượng cho tế bào, hỗ trợ hệ miễn dịch, tái tạo cơ bắp, và tham gia vào quá trình tổng hợp protein,…

Axit amin này không thiết yếu, có nghĩa là cơ thể có thể tự sản sinh đủ lượng cần thiết hàng ngày. Một người khỏe mạnh, nặng khoảng 75kg, cơ thể sẽ tự sản sinh khoảng 70 – 80g Glutamine. Người ta ước tính rằng, mỗi ngày cơ thể chúng ta sẽ cần khoảng 40 – 80g Glutamine để cơ thể hoạt động bình thường.

Glutamine la gi

Trong điều kiện sức khoẻ bình thường, cơ thể chúng ta không cần phải bổ sung thêm Glutamine. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như ung thư, nhiễm trùng huyết, cơ thể vừa trải qua phẫu thuật, bị chấn thương hoặc những người tập luyện cường độ cao trong thời gian dài… cơ thể có nhu cầu sử dụng Glutamine lớn hơn mức sản sinh được thì bắt buộc chúng ta phải nạp thêm Glutamine.

Đó là lý do mà Glutamine cũng được xếp vào loại axit amin không thiết yếu có điều kiện, nghĩa là có thể nạp chúng từ thực phẩm trong những trường hợp cần bổ sung. 

L-glutamine và D-glutamine là hai dạng khác nhau của Glutamine. Trong đó, L-glutamine có nhiều chức năng quan trọng với cơ thể hơn, còn D-glutamine dường như không đóng vai trò gì quan trọng với các cơ quan trong cơ thể. Do đó mà bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các thực phẩm bổ sung đều ghi là L-glutamine. 

Tác dụng của Glutamine đối với sức khỏe 

Glutamine có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe con người. Điển hình như sau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Tăng cường miễn dịch là một trong những tác dụng nổi bật của Glutamine mang lại cho sức khỏe. Glutamine là một nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào của hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Thông thường với một người khoẻ mạnh bình thường, cơ thể hoàn toàn có thể sản sinh ra đủ hàm lượng Glutamine cần thiết.

  • Tăng cường sức khỏe não bộ

Glutamine có thể chuyển đổi sang chất dẫn truyền thần kinh Glutamate. Nếu chu trình chuyển đổi Glutamine – Glutamate bị gián đoạn có thể dẫn đến nhiều vấn đề về não như: stress, trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, hội chứng reye… 

Glutamine co tac dung gi

Bên cạnh đó Glutamine còn có khả năng hạn chế rối loạn chức năng ty thể – đây chính là nguyên nhân gây ra tăng Glutamate bất thường làm teo não.

  • Cải thiện IBS và bệnh tiêu chảy

Glutamine hỗ trợ cải thiện hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh tiêu chảy nhờ khả năng cân bằng sản xuất chất nhầy, giúp nhu động ruột khỏe mạnh. Do đó, nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy, bị viêm tuyến giáp Hashimoto, tuyến giáp hoạt động kém, bị loét do IBS thì nên bổ sung thêm Glutamine trong chế độ ăn hàng ngày.

tac dung cua Glutamine

  • Hỗ trợ tăng cơ và tăng hiệu suất tập luyện

Glutamine cần thiết để duy trì protein cơ bắp. Việc thường xuyên tập luyện với cường độ cao, trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể cần bổ sung thêm một hàm lượng Glutamine nhất định, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bắp, giảm đau nhức, kích thích các mô cơ phát triển cũng như tăng sức bền khi luyện tập. 

Glutamine có trong thực phẩm nào?

Glutamine có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt, cá, sữa, và các nguồn thực phẩm chứa protein. Điển hình như: 

  • Trứng: 4,4% tương đương 0,6g/100g trứng
  • Thịt bò: 4.8% tương đương 1,2g/100g thịt bò
  • Sữa tách béo: 8.1% tương đương 0.3g/100g sữa
  • Đậu phụ: 9.1% tương đương 0.6g/100g đậu phụ
  • Gạo trắng: 11.1% tương đương 0.3g/100g gạo
  • Ngô: 16.2% tương đương 0.4g/100g ngô

Glutamine có trong thuc pham nao

Ngoài ra, Glutamine cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung và được sử dụng trong các trường hợp cụ thể, như điều trị các bệnh chấn thương, phẫu thuật, hoặc những người tập luyện với cường độ cao.

Cách bổ sung Glutamine hiệu quả

Bạn có thể bổ sung Glutamine từ các thực phẩm giàu Glutamine, thông thường quá trình ăn uống hàng ngày, bạn có thể bổ sung khoảng 3 – 6 g Glutamine một ngày. 

Trong trường hợp cần bổ sung Glutamine nhanh chóng và nhiều hơn, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa Glutamine. Trên thị trường hiện nay, Glutamine có thể được sử dụng dưới dạng bột và viên nén. Trong đó, dạng bột thường được sử dụng nhiều hơn vì dễ hòa tan trong nước hoặc trộn với các loại thức ăn khác. 

  • Với người tập thể hình, do lượng Glutamine mất đi khả nhiều so với người bình thường, do đó bạn nên nạp thêm Glutamine bằng thực phẩm chức năng. Liều lượng uống mỗi ngày là khoảng 10 – 15g, chia thành 2 – 3 lần với mỗi lần không quá 5g. 

cach bo sung Glutamine

  • Với người ăn chay, cũng nên bổ sung thêm Glutamine bởi chế độ ăn hàng ngày với liều lượng an toàn là 5g mỗi ngày. 
  • Với bệnh nhân ung thư, người bị chấn thương, người sau phẫu thuật chỉ sử dụng Glutamine theo hướng dẫn của chuyên gia/bác sĩ. 
  • Glutamine có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng nhiều người thường lựa chọn bổ sung vào trước hoặc ngay sau tập luyện, để tối ưu hóa hiệu suất và phục hồi cơ bắp.
  • Bạn nên uống Glutamine trong bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ hoặc dùng viên nén Glutamine trước 1-2 giờ sau bữa ăn. Ngoài ra, để dễ uống hơn, bạn có thể kết hợp pha bột Glutamine với các loại nước uống, trái cây, sữa chua nhé. 

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng Glutamine, nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào như: tiêu chảy, buồn nôn, hoặc dị ứng. Hãy ngưng sử dụng Glutamine và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Kết luận

Như vậy, Glutamine là một axit amin không thiết yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa của cơ thể, từ hỗ trợ hệ tiêu hóa cho đến cung cấp năng lượng cho tế bào và tăng cường miễn dịch,… Đối với những người tập luyện cường độ cao, khi hiểu rõ về Glutamine họ có thể tối ưu hóa chế độ ăn uống và tập luyện của mình để đạt được kết quả tốt hơn.

Sparta Việt hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ Glutamine là gì, tác dụng của Glutamine và cách bổ sung Glutamine hiệu quả nhất!

Rate this post