Kem chống nắng hóa học là gì? Thành phần, Ưu & Nhược điểm

Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da, đặc biệt là khi bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Có hai loại kem chống nắng phổ biến trên thị trường hiện nay, đó là kem chống nắng hoá học và kem chống nắng vật lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ kem chống nắng hoá học là gì? Thành phần, công dụng và cách sử dụng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!

Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hóa học (Sunscreen) là loại kem chống nắng chứa các hợp chất hoá học có khả năng hấp thụ tia UV, chuyển hoá chúng thành các bước sóng năng lượng thấp, an toàn và không gây tổn hại cho da như tia UV.

kem chong nang hoa hoc la gi

Thành phần chính

Kem chống nắng hoá học có thành phần chính là các hợp chất hữu cơ, có tác dụng hấp thụ và giảm thiểu tác hại từ tia UV. Các thành phần chính bao gồm:

  • Oxybenzone: Đây là một loại hợp chất có màu vàng nhạt thuộc nhóm các xeton thơm. Nó có khả năng hấp thụ tia UVB và UVA, giúp giảm thiểu tác hại của ánh nắng mặt trời. 
  • Avobenzone: Avobenzone (C20H22O3) là dẫn xuất metan dibenzoyl, tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng đến vàng. Chất này có khả năng hấp thụ tia UVA sau đó biến đổi thành nhiệt và giải phóng qua da dưới dạng năng lượng nhiệt.
  • Octinoxate: Octinoxate (Octyl Methocycinnamate) là một ester cinnamate được tạo thành từ Methoxycinnamic Acid và 2-Ethylhexanol là một loại hợp chất có khả năng phân tán tia UVB.
  • Homosalate: Homosalate được tạo thành từ quá trình este hóa Fischer-Speier của axit salicylic và 3,3,5-trimethylcyclohexanol. Chất này có khả năng hấp thụ tia UV  (có bước sóng từ 295 nm đến 315 nm) khiến cho ánh nắng hấp thu trên bề mặt da mà không ảnh hưởng đến lớp bên dưới.
  • Octocrylene: Octocrylene là dẫn xuất của Benzophenone. Chất này có khả năng hấp thụ tia UVB và UVA, sau đó trung hòa, giảm thiểu các tác động lên da.

Cơ chế hoạt động

Kem chống nắng hoá học có cơ chế hoạt động giống như một loại “gián đoạn” giữa ánh nắng và da. Các thành phần hóa học trong kem chống nắng sẽ hấp thụ tia UV khi chúng tiếp xúc với da. Khi tia UV va chạm vào các hợp chất này, chúng sẽ bị “hấp thụ” xử lý, phân hủy trước khi chúng có cơ hội gây hại cho da. Từ đó, giúp bảo vệ da khỏi các tác hại của ánh nắng như lão hóa da, nám da hay ung thư da…

Sự khác nhau giữa kem chống nắng hoá học và vật lý

Kem chống nắng hoá học và kem chống nắng vật lý hoạt động theo cơ chế khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt. Sự khác biệt giữa kem chống nắng hoá học và vật lý có thể được tổng kết trong bảng sau:

so sanh kem chong nang vat ly va hoa hoc

So sánh Kem chống nắng vật lý Kem chống nắng hóa học
Tên Sunblock Suncreen
Thành phần chính Zinc Oxide và Titanium Dioxide Oxybenzone, Avobenzone, Octisalate, Octocrylene, Homosalate.
Cơ chế hoạt động Tạo ra một lớp vật lý phản xạ tia UVA và UVB ra khỏi da. Hấp thụ tia UVA + UVB, và chuyển chúng thành nhiệt, sau đó phát ra khỏi da.
Đối tượng sử dụng Lành tính, an toàn cho da nhạy cảm.  Dễ gây kích ứng da, không phù hợp với da nhạy cảm.

Ưu – Nhược điểm của kem chống nắng hoá học

Kem chống nắng hoá học có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của loại kem chống nắng này:

Ưu điểm:

  • Kem chống nắng hoá học có kết cấu nhẹ, mỏng và dễ tán nên không tạo cảm giác bết dính.
  • Kem chống nắng hoá học có thể thẩm thấu vào da nhanh chóng và không để lại lớp màng trắng trên da như loại kem chống nắng vật lý.
  • Các thành phần hóa học trong kem chống nắng hoá học giúp giảm thiểu tác hại từ tia UV như lão hóa da, nám da hay ung thư da.
  • Kem chống nắng hóa học có thành phần dưỡng da có thể giúp tăng hiệu quả dưỡng da trong một sản phẩm.

uu diem cua kem chong nang hoa hoc

Nhược điểm:

  • Các thành phần hóa học trong kem chống nắng hoá học có thể gây kích ứng da, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm.
  • Kem chống nắng hoá học chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian giới hạn và có thể bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Kem chống nắng hóa học không có hiệu quả ngay mà cần phải chờ 15-30 phút, để chất hoá học có thời gian kích hoạt và bắt đầu bảo vệ da.
  • Kem chống nắng hoá học thường không chống nước tốt, nên bạn cần phải tái áp dụng sau khi tắm biển hoặc tiếp xúc với nước.

Cách sử dụng kem chống nắng hoá học hiệu quả

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng kem chống nắng hoá học, bạn cần phải biết sử dụng đúng cách. Ngay sau đây chúng tôi sẽ giúp hướng dẫn chi tiết.

  • Chọn loại kem chống nắng phù hợp với làn da

Khi chọn kem chống nắng, ngoài kiểm tra thành phần của sản phẩm, chúng ta còn cần lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với làn da của mình. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy chọn kem chống nắng có thành phần tự nhiên, không gây kích ứng da. Còn nếu bạn có làn da dầu hoặc mụn, nên chọn các loại kem chống nắng không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

  • Sử dụng đúng cách và đủ liều lượng

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần sử dụng kem chống nắng đúng cách và đủ liều lượng Nên thoa kem chống nắng lên toàn bộ vùng da tiếp xúc với ánh nắng khoảng 30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng và thoa lại sau khoảng 2 giờ hoặc sau khi bơi lội, ra mồ hôi hoặc lau khô da. Bạn nên bôi 1 – 2g tương đương với 1 đồng xu cho khuôn mặt.

cach su dung kem chong nang hieu qua

  • Kết hợp với các biện pháp bảo vệ khác

Việc sử dụng kem chống nắng chỉ là một trong các biện pháp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Chúng ta cần kết hợp sử dụng kem chống nắng với việc đeo mũ, đeo kính râm hoặc tránh tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm nắng gắt nhất (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).

Kết luận

Với nhiều ưu điểm như giảm thiểu tác hại từ tia UVB và UVA, thẩm thấu nhanh và không để lại vệt trắng trên da, kem chống nắng hoá học đã được các chị em phụ nữ sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, kem chống nắng hoá học cũng có hạn chế là dễ gây kích ứng da, nên không phù với những người có làn da nhạy cảm.

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ kem chống nắng hoá học là gì và biết cách sử dụng hiệu quả.

Rate this post