Kem chống nắng vật lý là gì? Thành phần, Ưu điểm, Nhược điểm

Kem chống nắng vật lý đang được các chị em ưa chuộng trong những năm gần đây, bởi thành phần an toàn, không chứa hoá chất và ít gây kích ứng cho làn da. Vậy chính xác kem chống nắng vật lý là gì? Thành phần, cơ chế hoạt động như thế nào? Hãy cùng Sparta Việt tìm hiểu về kem chống nắng vậy lý qua bài viết dưới đây nhé!

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý hay còn gọi là kem chống nắng vô cơ, kem chống nắng khoáng. Đây là loại kem chống nắng hoạt động bằng cách tạo ra một lớp vật lý trên bề mặt da, giúp phản xạ tia tử ngoại ra khỏi da, ngăn chặn chúng không xâm nhập vào da. Trên các sản phẩm kem chống nắng vật lý thường có dòng chữ “Sunblock”.

kem chong nang vat ly la gi

Thành phần chính

Thành phần chính của kem chống nắng vật lý là Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Đây đều là hợp chất vô cơ, tồn tại dưới dạng bột mịn. Dưới đây là công dụng chính của hai thành phần này:

  • Titanium Dioxide: Chất này không thể hấp thụ vào da nên sẽ ở lại trên bề mặt da và có công dụng phản xạ lại tia UV, đẩy ra khỏi da.
  • Zinc Oxide: Công dụng như một tấm gương phản chiếu lại các tia UVA, UVB. Ngoài ra, chất này còn giúp sát khuẩn, trắng da, giúp da đều màu.

Cơ chế hoạt động

  • Phản xạ ánh sáng UV: Các thành phần như kẽm oxit và Titanium Dioxide tạo ra một lớp màng vật lý trên da. Khi tia UV đến, các hạt khoáng này phản xạ ánh sáng UV ra khỏi da, giống như gương.
  • Phân tán tia UV: Không chỉ phản xạ, kem chống nắng vật lý còn có khả năng phân tán tia UV, làm cho chúng không thể xâm nhập vào da.

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hoá học

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học là hai loại sản phẩm khác nhau, được sử dụng để bảo vệ làn da khỏi tác động của tia tử ngoại (UV). Dưới đây là cách phân biệt hai loại kem chống nắng này:

phan biet kem chong nang vat ly va hoa hoc

Phân biệt Kem chống nắng vật lý Kem chống nắng hóa học
Thành phần Các hợp chất vô cơ Zinc oxide và Titanium dioxide. Các hợp chất hữu cơ như: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone.
Tên Sunblock Sunscreen
Cơ chế hoạt động Phản xạ lại tia UV, ngăn không cho đi vào lớp biểu bì. Phản ứng với tia UV và chuyển đổi thành dạng khác, giúp giảm thiểu tác hại của tia UV lên da.

Ưu – Nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý có rất nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Vì thế, để trả lời cho câu hỏi có nên sử dụng kem chống nắng vật lý hay không, bạn cần nắm được những ưu, nhược điểm sau đây:

Ưu điểm:

  • Bảo vệ da toàn diện: Kem chống nắng vật lý có khả năng phản xạ tia UV, giúp bảo vệ làn da toàn diện khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • An toàn cho da nhạy cảm: Do không chứa các hoá chất hấp thụ tia UV, nên các hợp chất chỉ ở trên bề mặt da, không hấp thụ vào da nên sẽ không gây kích ứng. Do đó, những người có làn da nhạy cảm, da mụn đều có thể sử dụng kem chống nắng vật lý.
  • Tác dụng nhanh: Nếu như với các loại kem chống nắng khác bạn cần đợi 20 – 30 phút mới có thể ra ngoài, thì với kem chống nắng vật lý bạn có thể ra ngoài ngay sau khi bôi lên da.
  • Không gây tắt hiệu da: Khác với kem chống nắng hoá học, kem chống nắng vật lý không thấm sâu vào trong da, do đó không gây tắc nghẽn lỗ chân lông và không làm da bóng nhờn.

uu diem cua kem chong nang vat ly

Nhược điểm:

  • Lớp màng trắng: Một trong những nhược điểm chính của kem chống nắng vật lý là khả năng để lại một lớp màng trắng trên da, đặc biệt khi bạn sử dụng quá nhiều sản phẩm. Điều này có thể làm cho da trông không tự nhiên và mất đi sự mịn màng.
  • Khó tán đều: Các sản phẩm chống nắng vật lý thường khó án đều trên da, đặc biệt trên làn da tối màu. Điều này có thể gây ra vấn đề về thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự tự tin.
  • Cảm giác nặng trên da: Một số người cảm thấy cảm giác nặng và dày đặc khi sử dụng kem chống nắng vật lý, đặc biệt trong thời tiết nóng bức.

Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng vật lý

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng kem chống nắng vật lý, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Bôi đều và đủ lượng: Khi sử dụng kem chống nắng vật lý, bạn phải tán đều và đủ lượng để có được sự bảo vệ tốt nhất. Nếu bôi không đủ sẽ khiến cho khả năng bảo vệ da giảm đi.
  • Không nên đi ra nắng luôn sau khi bôi: Tuy nói kem chống nắng vật lý có thể đi ra nắng ngay sau khi bôi. Nhưng nên chờ ít nhất 15-30 phút trước khi tiếp xúc với tia UV để đem lại hiệu quả tốt nhất
  • Sử dụng lại sau mỗi hai tiếng: Kem chống nắng cần được sử dụng lại sau mỗi hai tiếng hoặc sau khi tắm biển, mồ hôi nhiều hoặc lau khô da.
  • Tránh tiếp xúc với mắt: Tránh để kem chống nắng tiếp xúc với mắt, vì nó có thể gây kích ứng và gây đau mắt.
  • Sử dụng kem chống nắng dành riêng cho mặt: Nếu bạn không thích cảm giác màng trắng trên da, bạn có thể sử dụng sản phẩm chống nắng vật lý dành riêng cho mặt, được thiết kế để tán đều và không để lại lớp màng trắng.
  • Kết hợp với bộ chăm sóc da: Sử dụng kem chống nắng vật lý là một phần của chế độ chăm sóc da hàng ngày. Hãy kết hợp nó với việc sử dụng kem dưỡng ẩm và các sản phẩm khác để bảo vệ và chăm sóc làn da của bạn.
  • Lưu trữ sản phẩm đúng cách: Bảo quản kem chống nắng ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp để đảm bảo sự ổn định của thành phần.
  • Sử dụng sản phẩm mới: Sản phẩm chống nắng có thể hết hạn sau một thời gian. Đảm bảo rằng bạn không sử dụng sản phẩm cũ hoặc đã hết hạn.

Kết luận

Với công dụng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, kem chống nắng là một sản phẩm không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da. Trong đó, kem chống nắng vật lý là một loại kem được ưa chuộng nhờ vào khả năng bảo vệ toàn diện và an toàn cho da. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng kem chống nắng vật lý, người dùng nên lưu ý các điểm quan trọng như chọn loại kem phù hợp với da, đủ lượng kem và thoa đều trên da.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ kem chống nắng vật lý là gì và cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Rate this post