Kính cận là thấu kính gì? Những điều cần biết về kính cận?

Những người cận thị sẽ không có khả năng nhìn xa, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc và học tập. Để giải quyết vấn đề này thì người cận thị phải đeo kính. Vậy bạn có biết kính cận là thấu kính gì không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sparta Việt để có câu trả lời chính xác nhé.

Cận thị là gì?

Cận thị là một tình trạng mắt phổ biến, trong đó người bị cận thị có thể nhìn rõ các vật thể ở gần nhưng không nhìn rõ các vật thể ở xa. Điều này là do tật khúc xạ ở mắt, khiến ánh sáng hội tụ không đúng cách và hình ảnh được tạo thành trước võng mạc thay vì trực tiếp trên võng mạc như người bình thường.

can thi la gi

Để điều chỉnh cận thị, người ta đã sử dụng thấu kính phân kỳ, giúp dịch chuyển điểm hội tụ ra phía sau để hình ảnh rơi đúng vào võng mạc, từ đó cải thiện khả năng nhìn xa. Cận thị có thể là do yếu tố di truyền hoặc thói quen sử dụng mắt như làm việc ở cự ly gần mắt quá lâu mà không nghỉ ngơi, có thể làm tăng nguy cơ bị cận thị.

Kính cận là thấu kính gì?

Kính cận là thấu kính phân kỳ, loại kính này có đặc điểm lõm ở giữa và dày ở xung quanh. Thấu kính phân kỳ có tác dụng điều chỉnh điểm tập trung ánh sáng vào đúng võng mạc giúp người bị cận thị nhìn rõ hình ảnh ở xa hơn. 

Tùy thuộc vào độ cận thị của mỗi người mà thấu kính này sẽ có tiêu cự khác nhau. Những người cận thị nhẹ sẽ đeo thấu kính phân kỳ với độ dày xung quanh mỏng hơn so với những người cận nặng.

Kinh can la thau kinh gi

Các loại kính cận phổ biến hiện nay

Hiện tại, có hai loại kính cận phổ biến là kính gọng và kính áp tròng. Mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng như sau:

1. Kính gọng

Kính gọng là loại kính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại kính này có nhiều hình dáng như mắt kính tròn, vuông, oval,…

kinh gong

Ưu điểm:

  • Thời Trang: Kính gọng thường được xem như một phụ kiện thời trang, có thể thể hiện cá tính và phong cách cá nhân. Kính gọng cũng có nhiều kiểu dáng và màu sắc để chọn lựa và phong cách từ truyền thống đến hiện đại.
  • Đa dạng lựa chọn: Có nhiều loại kính gọng khác nhau như kính tròn, kính vuông, tròn,….giúp người dùng có sự đa dạng trong lựa chọn theo sở thích và khuôn mặt của mình.
  • Bảo Vệ Mắt: Kính gọng có thể giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời mạnh và bụi bẩn. Nếu được trang bị chất liệu chống UV, chúng cũng giúp ngăn chặn tác động có hại của tia UV.
  • An toàn: Do không tiếp xúc trực tiếp với mắt nên kính gọng không gây viêm nhiễm cho mắt.
  • Chi phí rẻ: Kính gọng có giá rất rẻ, đồng thời khi sử dụng không phát sinh chi phí bảo trì hay bảo dưỡng khác.
  • Phù hợp với mọi lứa tuổi: Do có nhiều kiểu dáng, màu sắc nên kính gọng có thể phù hợp với mọi lứa tuổi.
  • Dễ mang bên mình: Thiết kế nhỏ gọn, nên bạn có thể để vào túi sách và mang bên mình.

Nhược điểm:

  • Dễ rơi rớt và vỡ: Kính gọng có thể dễ rơi rớt , vỡ, trầy xước.
  • Cản trở tầm nhìn: Kính gọng có thể cản trở tầm nhìn, đặc biệt là ở phía trên và dưới khung kính.
  • Không phù hợp khi hoạt động: Các loại kính gọng cũng có hạn chế khi hoạt động thể thao hoặc các hoạt động mạnh rất dễ bị rơi vỡ, va đập.
  • Mở mặt kính: Vào những ngày sương mù hoặc mưa nước có thể làm mở kính gây cản trở tầm nhìn. Hoặc thậm chí khi đeo khẩu trang hơi thở cũng làm mở kính khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng.

2. Kính áp tròng

Kính áp tròng có những ưu và nhược điểm riêng. Trước khi quyết định sử dụng bạn cần xem xét các yếu tố cần thiết. Dưới đây là các ưu, nhược điểm của loại kính này.

kinh ap trong

Ưu điểm:

  • Thẩm mỹ: Kính áp tròng có nhiều màu mắt khác nhau hoặc giúp nâng kích cỡ mắt khiến cho đôi mắt đẹp hơn.
  • Tầm nhìn rộng hơn: Không giới hạn bởi khung kính, kính áp tròng cung cấp tầm nhìn rộng hơn, bao gồm cả các góc nhìn trên và dưới
  • Tiện lợi cho các hoạt động thể thao và các hoạt động: Kính áp tròng là lựa chọn phổ biến cho người tham gia hoạt động thể thao hoặc hoạt động mạnh.
  • Nhỏ gọn: Kính áp tròng chỉ bằng ngón tay nên rất nhỏ gọn và có thể mang đi bên mình và sử dụng ở bất cứ đâu.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu cao khi chăm sóc: Khi đeo kính áp tròng đòi hỏi sự cẩn thận và vệ sinh cao. Người dùng cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng và chăm sóc để tránh tình trạng viêm nhiễm và kích ứng mắt.
  • Không an toàn: Kính áp tròng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được sử dụng hoặc chăm sóc đúng cách.
  • Giới hạn thời gian sử dụng: Chỉ có thể sử dụng kính áp tròng trong thời gian ngắn. Nếu sử dụng lâu sẽ dẫn đến đau bà khô mắt. Ngoài ra, kính áp tròng cũng không thể dùng lâu khi sử dụng thiết bị điện tử
  • Nhiều chi phí phát sinh: Kính áp tròng và các sản phẩm liên quan như dung dịch làm sạch và hộp đựng có thể tăng chi phí sử dụng so với kính gọng.
  • Thời gian sử dụng ngắn: Kính áp tròng có thời gian sử dụng rất ngắn, thường là dưới 1 năm.
  • Khó đeo, khó tháo: Với những người không quen đeo kính áp tròng thì việc đeo và tháo ra rất khó khăn.

Cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Cận thường được đo bằng đơn vị “độ” và được ghi là một con số âm trên đơn thuốc kính. Đối với mắt cận, con số âm càng lớn, mức độ cận càng cao. Ví dụ, -0.5 độ là một mức độ cận nhẹ, trong khi lớn hơn -5.00 độ là một mức độ cận khá nặng. 

can bao nhieu do thi nen deo kinh

Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ khi đeo kính:

  • 0,25 độ: Mức độ này được coi là khá nhẹ, bạn vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh và các hoạt động cũng không bị ảnh hưởng nên không cần thiết phải đeo kính cận.
  • 0,5 độ: Ở mức độ này bạn đã gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa. Tuy nhiên, khi cận mức độ này thì việc sử dụng kính cũng chưa thực sự cần thiết. Bạn chỉ nên đeo kính khi sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng.
  • 0,75 – dưới 2 độ: Ở mức độ này bạn cần phải đeo kính để đảm bảo cho công việc, học tập. Tuy nhiên, khi không làm việc, học tập thì bạn nên hạn chế đeo kính.
  • 2,0 độ trở lên: Mức độ này là cận khá nặng và bạn sẽ không thể làm việc hay làm bất cứ gì khi thiếu kính. Người cận ở mức độ này cần phải đeo kính thường xuyên.

Bao lâu thì nên thay kính cận 1 lần?

Thời gian giữa các lần khám mắt và thay kính cận thường phụ thuộc bạn đang sử dụng kính gọng hay kính áp tròng như sau:

  • Đối với kính gọng: Bạn cần kiểm tra mắt và thay mới sau 6 tháng đến 1 năm. Việc kiểm tra định kỳ và thay mắt kính thường xuyên sẽ giúp mắt bạn không phải điều tiết nhiều, hạn chế tăng số.
  • Đối với kính áp tròng: Tùy theo từng loại kính áp trong, có loại dùng 1 lần hoặc có những loại dùng trong vài tháng. Bạn cần lưu ý làm theo hướng dẫn sử dụng, khám và thay kính cận trong thời gian tối đa là 6 tháng.

Kết luận

Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được kính cận là thấu kính gì, chỉ ra các ưu nhược điểm của từng loại kính cận và lời khuyên khi đeo kính. Mong rằng những thông tin này có thể giúp bạn đọc đưa ra quyết định chọn loại kính nào và khi nào nên đeo kính cận.

Rate this post