Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không? Có tác dụng gì?

Nước muối sinh lý là dung dịch chứa nước và muối khoáng tự nhiên, với nồng độ Natri Clorua (NaCl) là 0.9%. Nước muối sinh lý được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và y tế, thậm chí nhiều chị em còn rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Vậy rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không? Rửa mặt bằng nước muối có tác dụng gì và cách thực hiện như thế nào? Hãy cùng Sparta Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không?

Nước muối sinh lý là một dung dịch được làm từ nước biển tinh khiết pha loãng với nước cất, với nồng độ muối Natri Clorua 0.9%. Nước muối sinh lý có nồng độ muối tương tự nồng độ muối tự nhiên trong cơ thể con người. Do đó, nó thường được sử dụng cho nhiều mục đích y tế và chăm sóc sức khỏe.

rua mat bang nuoc muoi sinh ly co tot khong

Nước muối sinh lý thường an toàn và không gây kích ứng da, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt. Hơn nữa, việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý cũng mang lại nhiều lợi ích như: làm sạch da mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và các tạp chất trên da, hỗ trợ làm dịu da khi da bị kích ứng hoặc viêm.

Do đó, rửa mặt bằng nước muối sinh lý rất tốt cho làn da, đặc biệt là các làn da đang có vết thương hở. 

>> Xem thêm: Rửa mặt bằng nước vo gạo có tác dụng gì?

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tác dụng gì?

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có thể mang lại rất nhiều lợi ích nếu bạn sử dụng đúng cách. Sau đây là một số tác dụng của việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý:

  • Làm sạch da: Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và các tạp chất trên bề mặt da. Điều này giúp làm sạch sâu và thu nhỏ lỗ chân lông. 
  • Kháng khuẩn, giảm viêm: Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn rất tốt, có thể tiêu diệt vi khuẩn trên da. Đặc biệt, khi da đang có vết thương hở thì việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý sẽ giúp chống nhiễm khuẩn và giúp vết thương lành nhanh hơn. 
  • Tẩy tế bào chết: Nước muối có thể giúp loại bỏ tế bào chết trên da nhẹ nhàng, giúp làn da tươi sáng và mịn màng hơn. 
  • Đóng vai trò như toner: Sau khi làm sạch da mặt bạn có thể xịt nước muối sinh lý lên mặt, điều này sẽ giúp loại bỏ dầu thừa trên da cũng như hạn chế tiết dầu suốt cả ngày. 

rua mat bang nuoc muoi sinh ly co tac dung gi

Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý 

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng được đầy đủ các lợi ích làm sạch da, tẩy tế bào chết, diệt khuẩn. Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý như sau: 

  • Bước 1: Rửa sạch mặt bằng nước sạch, sau đó lau khô mặt với khăn mềm.
  • Bước 2: Rửa lại mặt bằng nước muối sinh lý, bạn có thể sử dụng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và xoa đều trên da. Nên tập trung thoa kỹ tại những vùng có nhiều mụn hoặc những vùng nhiều dầu như mũi, má, trán và để dung dịch trên da khoảng 2 – 3 phút. 
  • Bước 3: Rửa mặt sạch với nước mát để loại bỏ muối dư thừa trên da. Sau đó dùng khăn sạch và mềm để lau nhẹ và thấm khô da. 

cach rua mat bang nuoc muoi sinh ly

Có nên sử dụng rửa mặt bằng nước muối sinh lý?

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn, hỗ trợ giảm sưng viêm rất tốt. Không những vậy sản phẩm này lại rất dễ tìm mua tại các hiệu thuốc và giá thành lại bình dân. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước muối sinh lý thay thế cho sữa rửa mặt hay nước tẩy trang để rửa mặt vì các lý do sau: 

  • Nước muối sinh lý không có đủ khả năng làm sạch bụi bẩn, bã nhờn trên da mạnh mẽ như sữa rửa mặt và tẩy trang
  • Lạm dụng nước muối sinh lý có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng pH trên da, da mất nước, ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da và có thể khiến da dễ bị kích ứng hay xảy ra tình trạng khô da. 

Bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da hoặc sát khuẩn sau khi nặn mụn, lăn kim hay là sau điều trị sẹo lõm. Thường các chuyên gia/bác sĩ da liễu sẽ khuyến cáo nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý trong 3 – 4 ngày đầu tiên để giúp diệt khuẩn, kháng viêm và giúp vết thương nhanh lành. 

Lưu ý khi rửa mặt với nước muối sinh lý

Khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý, bạn nên tuân thủ một số lưu ý quan trọng sau: 

  • Khi được bác sĩ da liễu hoặc các chuyên gia thẩm mỹ chỉ định rửa mặt bằng nước muối sinh lý, bạn cũng không nên rửa quá nhiều lần trong ngày, chỉ nên rửa tối đa 2 lần/ngày. 
  • Sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý bạn vẫn nên rửa lại mặt bằng nước, bởi hàm lượng muối đọng trên da có thể gây mòn da, khiến da mỏng hơn và dễ bị kích ứng.
  • Da dễ bị bắt nắng hơn khi rửa mặt với nước muối sinh lý từ đó có nguy cơ bị thâm, nám, sạm, tàn nhang. Do đó bạn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da. 

Kết luận

Như vậy có thể thấy rửa mặt bằng nước muối sinh lý rất tốt, tuy nhiên bạn chỉ nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý trong trường hợp da bị kích ứng hoặc viêm, hay sau khi nặn mụn, lăn kim,… Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tác dụng gì và có nên rửa thường xuyên hay không nhé.

FAQ

  • Nước muối sinh lý rửa mặt được không?

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt. Đây là phương pháp rửa mặt giúp kháng viêm, giảm sưng cũng như có khả năng làm sạch da mặt nhanh, tẩy da chết nhẹ nhàng. 

  • Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có cần rửa lại không?

Bạn nên rửa lại mặt thật sạch sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Bởi hàm lượng muối có trong nước muối sinh lý khi đọng lại trên da có thể gây bào mòn da. 

  • Rửa mặt bằng nước muối thường xuyên có tốt không?

Bạn không nên rửa mặt bằng nước muối thường xuyên bởi nó sẽ khiến da dễ bắt nắng. Bên cạnh đó việc lạm dụng nước muối sinh lý còn khiến da mất cân bằng pH, da mất nước dẫn đến tình trạng khô da, da dễ bị kích ứng. 

  • Nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý khi nào?

Bạn nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý khi da có vết thương hở do nặn mụn, lăn kim hay điều trị sẹo. 

  • Rửa mặt bằng nước muối có hết mụn không?

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý không có khả năng làm hết mụn. Nước muối sinh lý sẽ chỉ có khả năng giúp làm sạch vết thương, diệt khuẩn, giảm sưng và giúp vết thương nhanh lành hơn. Do đó, để hết mụn thì bạn nên điều trị bằng các sản phẩm đặc trị hoặc tuân theo phác đồ của bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)