Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống lúc nào là tốt nhất?

Tỏi có các chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ hệ miễn dịch. Ngoài ra, nếu tỏi được ngâm trong rượu, nó còn có thể mang lại nhiều lợi ích khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem rượu tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe nhé!

Rượu tỏi có tác dụng gì?

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tỏi đã được sử dụng trong hơn 2.000 năm để điều trị nhiều bệnh. Ngày nay, tỏi không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc tốt. Khi kết hợp với rượu thì công dụng càng được khẳng định. Cùng tìm hiểu đó là những tác dụng gì nhé!

  • Tốt cho xương khớp

Trong tỏi có chứa vitamin C, vitamin B6, và Mangan, kẽm, các chất chống oxy hóa và enzyme,… Những chất này có công dụng tốt trong việc ngăn ngừa hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Từ đó, những người thường xuyên uống rượu tỏi sẽ hấp thụ canxi tốt hơn nên có thể ngăn chặn các bệnh về xương khớp như viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp….

ruou toi co tac dung gi

  • Tốt cho tiêu hóa

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột phát triển, nên có thể tác động trực tiếp lên đường tiêu hóa. Từ đó, có thể ngăn chặn các chứng như đầy bụng, tiêu hóa kém, ợ chua, các bệnh lý dạ dày. Ngoài ra, thành phần axit amin lên men tự nhiên trong rượu tỏi sẽ giúp cho dạ dày co bóp, trao đổi chất tốt hơn. Tỏi cũng giúp cân bằng vi khuẩn có lợi và hại cho đường ruột rất tốt.

  • Tốt cho đường hô hấp

Trong tỏi có thành phần allicin có công dụng hiệu quả trong việc kháng khuẩn. Từ đó, có thể hạn chế các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời trong tỏi có chứa hợp chất sulfur nên có thể ngăn ngừa cảm cúm, rút ngắn thời gian bị bệnh, hồi phục sức khỏe nhanh hơn

Ngoài ra, những hợp chất trong tỏi có thể tiêu diệt các vi khuẩn bằng cách phá hỏng lớp màng sinh học trên về mặt của vi khuẩn. Khi sử dụng tỏi ngâm rượu để chữa bệnh về đường hô hấp sẽ có hiệu quả mạnh tới 90% so với dùng kháng sinh đơn lẻ.

  • Tốt cho tim mạch

Tỏi có tác dụng chống tập kết tiểu cầu, ngăn chặn hình thành máu đông. Từ đó, mang đến công dụng ngăn ngừa tai biến về tim mạch, xơ vữa động mạch và các bệnh huyết áp. Khi kết hợp cùng với rượu sẽ giúp cho các thành phần của tỏi dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn so với ăn tỏi.

  • Giảm nguy cơ ung thư

Tỏi khi được ngâm rượu sẽ có khả năng ức chế quá trình quá trình nitrat chuyển biến thành nitrite trong dịch vị, đồng thời ngăn cản hình thành nitrosamine. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày. Ngoài ra, tỏi cũng có công dụng ngăn chặn các độc tố và các chất gây ung thư, một số kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể.

Chất Germanium và selen có thể chống lại đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do nên giúp phòng bệnh ung thư. Đối với người đã mắc bệnh ung thư thì chất diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có trong tỏi có thể ngăn chặn tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ hơn.

  • Tốt cho sức khỏe sinh sản của nam giới

Các hợp chất trong tỏi có thể giúp sản sinh ra loại enzymes nitric oxide synthase có lợi cho sức khỏe sinh sản của nam giới. Mỗi ngày nam giới có thể sử dụng một chén rượu tỏi sẽ tăng lượng tinh dịch. Ngoài ra, rượu tỏi cũng có công dụng giảm mệt mỏi, nâng cao thể lực cho nam giới

Tác dụng phụ của rượu tỏi

Rượu tỏi có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, và có thể coi là vị thuốc. Nhưng nếu sử dụng quá liều thì rượu tỏi cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Những tác dụng này có thể là:

tac dung phu cua ruou toi

  • Hại gan thận: Tỏi có tính nóng kết hợp với rượu cũng sẽ có tính nóng. Nên nếu sử dụng quá nhiều, không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến gan thận. Kéo theo đó là một loạt các triệu chứng không mong muốn như mụn nhọt, nhiệt miệng, thận hư, thận yếu, ….
  • Gây táo bón: Rượu tỏi có tính nóng nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây nóng dạ dày, táo bóng. Kéo dài lâu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh trĩ.
  • Rối loạn đường ruột, ức chế tuyến giáp: Tuy tỏi có tác dụng giúp dạ dày co bóp tốt hơn. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày do rượu, hạn chế hấp thụ chất dinh dưỡng và ức chế tuyến giáp.

>> Xem thêm: Củ sen có tác dụng gì?

Những ai không nên uống rượu tỏi?

Trong nhiều trường hợp, rượu tỏi được coi là một loại thuốc an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong các nhóm sau, hãy thận trọng khi sử dụng hoặc tránh sử dụng rượu tỏi:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cần hạn chế sử dụng rượu tỏi. Việc sử dụng quá liều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe của mẹ và em bé.

  • Người bị dị ứng với tỏi

Nếu bạn đã từng bị dị ứng với tỏi, bạn nên tránh sử dụng rượu tỏi. Dị ứng có thể gây ra các triệu chứng như da đỏ, ngứa và khó thở.

  • Người đang sử dụng thuốc khác

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng rượu tỏi. Một số loại thuốc có thể không được phép sử dụng kết hợp với rượu tỏi.

  • Người chuẩn bị phẫu thuật

Các hoạt chất có trong tỏi có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc chống đông máu. Nên khuyến cáo không được sử dụng với những người chuẩn bị phẫu thuật.

Cách ngâm rượu tỏi tại nhà

Tỏi là gia vị luôn có sẵn, giá thành rẻ nên bạn hoàn toàn có thể tự ngâm rượu tỏi tại nhà. Dưới đây, Sparta Việt sẽ hướng dẫn mọi người cách ngâm rượu tỏi tươi và rượu tỏi đen:

1. Cách ngâm rượu với tỏi tươi

Nguyên liệu:

  • 300g tỏi tươi
  • 600ml rượu trắng 35 – 40 độ
  • Chai thủy tinh sạch để ngâm rượu tỏi

cach ngan ruou toi tuoi

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lột vỏ, sau đó đem rửa sạch, để cho khô ráo hết nước rồi đem cắt thành các lát mỏng
  • Bước 2: Cho tỏi vào lọ sạch đã chuẩn bị trước. Nếu cẩn thận hơn bạn nên tráng qua nước sôi hoặc phơi dưới ánh nắng.
  • Bước 3: Đổ rượu trắng vào lọ cho đủ. Đậy kín lọ và để ngâm trong khoảng 10-14 ngày.

2. Cách ngâm rượu tỏi đen

Nguyên liệu:

  • 200g tỏi đen
  •  1 đến 1.5 lít rượu trắng từ 35 – 40 độ
  • Chai thủy tinh sạch có dung tích từ 1 đến 1.5 lít

cach ngam ruou toi den

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lột vỏ và cắt nhỏ các tép tỏi đen.
  • Bước: Cho tỏi vào lọ thủy tinh sạch
  • Bước 3: Đổ rượu vào lọ cho đủ. Đậy kín lọ và để ngâm trong khoảng 15-20 ngày là có thể sử dụng. Sau 2 – 3 ngày bạn nên lắc 1 lượt để rượu có thể ngấm vào tỏi.

Lưu ý khi sử dụng rượu ngâm tỏi

Mặc dù rượu tỏi có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên để không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn bạn cần nhớ các lưu ý sau đây: 

  • Uống rượu tỏi vào lúc nào là tốt nhất?

Rượu tỏi uống tốt nhất là sau khi ăn no hoặc trong bữa ăn. Mỗi lần chỉ nên uống từ 25 – 30ml, không nên uống quá 100ml/ngày sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Ngoài uống trong bữa ăn thì bạn cũng có thể uống vào buổi sáng khi vừa thức dậy và tối trước khi đi ngủ.

  • Cao huyết áp có uống được rượu tỏi không?

Uống rượu tỏi có thể làm giảm 20 – 30 mmHg huyết áp tâm thu và 10 – 20 mmHg huyết áp tâm trương. Do đó, người bị cao huyết áp hoàn toàn có thể uống rượu tỏi. Tuy nhiên, không nên uống quá liều lượng mà chỉ nên uống 15 ml mỗi lần và không được quá 2 lần/ngày.

  • Huyết áp thấp có uống được rượu tỏi không?

Rượu tỏi có khả năng điều hòa huyết áp, giúp ổn định quá trình vận hành của tim mạch. Trong khi chứng huyết áp thấp là do  áp lực máu chậm bởi những tắc nghẽn trong thành mạch gây lên. Rượu tỏi sẽ ngăn ngừa mỡ tích tụ ở thành mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn. Do đó người huyết áp thấp cũng có thể uống rượu tỏi.

  • Rượu tỏi ngâm lâu có uống được không?

Rượu tỏi ngâm lâu vẫn có thể uống được và không hề có ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng ngâm lâu sẽ mất đi hương vị, do đó nếu nhu cầu sử dụng ít thì bạn chỉ nên ngâm lượng nhỏ mỗi lần. Hoặc khi ngâm bạn nên để nguyên củ tỏi thì có thể để lâu được đến 3 năm. Nếu thái lát nhỏ thì chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về rượu tỏi, mong rằng qua đó bạn đọc đã biết được rượu tỏi có tác dụng gì, bản thân mình nên hay không nên sử dụng rượu tỏi. Có thể thấy rượu tỏi là bài thuốc tốt với sức khỏe. Nếu được sử dụng đúng cách, nó có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại thuốc nào khác, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Rate this post