Tia UV là gì? Tác hại của tia UV & Cách bảo vệ làn da

Chúng ta luôn được khuyến cáo phải bảo vệ da trước tác động của tia UV. Nhưng tia UV là gì, tia UV có ở đâu, hay chỉ số UV bao nhiêu là an toàn, bao nhiêu là nguy hiểm thì không phải ai cũng biết. Chính vì thế, trong bài viết này Sparta Việt sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên và hướng dẫn cách bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV. Mời các bạn cùng theo dõi!

Tia UV là gì?

“Tia UV” là viết tắt của Ultra Violet, nghĩa là “Tia tử ngoại” trong tiếng Việt. Tia UV hay còn được gọi là tia cực tím là một dạng bức xạ có bước sóng ngắn hơn so với bức xạ ánh sáng mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường và dài hơn so với tia X.

Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 loại: tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm)

tia uv la gi

Việc tiếp xúc dài hạn với tia UV có thể gây hại cho sức khỏe con người và gây tổn thương cho da và mắt, nên việc sử dụng kem chống nắng và kính râm để bảo vệ là quan trọng khi tiếp xúc với nắng mặt trời.

Tia UV có ở đâu?

Tia tử ngoại UV có thể xuất phát từ nhiều nguồn trên Trái Đất, nhưng dưới đây là một số nguồn chính:

  • Mặt trời: Mặt trời là nguồn tia UV phổ biến và lớn nhất. Cả ba tia UVA, UVB và UVC đều phát từ mặt trời. Trong đó, tia UVA và UVB là những loại tia UV mà chúng ta gặp hàng ngày có thể gây hại cho da nếu tiếp trong kéo dài.
  • Nguồn UV nhân tạo: Ngoài ánh sáng mặt trời, thì tia UV còn có trong các thiết bị công nghiệp, thiết bị y tế như: đèn UV diệt khuẩn, máy sấy móng tay trong các tiệm nail, đèn huỳnh quang, … Thậm chí ánh sáng từ điện thoại, máy tính cũng có thể chứa tia UV.

Tia uv có mấy loại?

Tia UV có thể chia thành ba loại dựa trên bước sóng:

  • Tia UVA

Có bước sóng từ 315 đến 400 Nanomet (nm). Đây là loại tia UV-A mà chúng ta gặp hàng ngày từ mặt trời. Tia UVA có thể xâm nhập sâu vào da và có khả năng gây lão hóa da và gây ra các vấn đề về da như nám, nếp nhăn.  Tia UVA xuyên trực tiếp qua tầng ozon và có mặt bất cứ khi nào có ánh sáng mặt trời xuất hiện dù mưa, nắng, râm hay mùa đông cũng đều có.

  • Tia UVB

Tia UVB hay Tia tử ngoại B có bước sóng từ 280 đến 315 nm. Loại này gây ra cháy nám, đỏ da và có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. UV-B cũng có thể gây hại cho mắt, gây viêm nhiễm mắt và làm suy yếu mạng nội tiết của mắt.

cac loai tia uv

Tia UVB cũng xuất hiện quanh năm và bất cứ khi nào có ánh sáng. Loại tia này bị hấp thụ phần lớn bởi vùng ozone, và hoạt động mạnh ở những nơi như  vùng nhiệt đới, vùng cận xích đạo, nơi có số giờ chiếu nắng nhiều…

  • Tia UVC

Tia tử ngoại loại C có bước sóng từ 100 đến 280 nm. Đây là loại tia UV có bước sóng ngắn nhất và có khả năng phá vỡ cấu trúc ADN của sinh vật khiến chúng không có khả năng thực hiện chức năng quan trọng của tế bào. UVC không thể xuyên qua tầng ozon bảo vệ trái đất và không phải là mối quan tâm hàng ngày cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nó được sử dụng trong các ứng dụng cụ thể để tiêu diệt vi khuẩn và vi rút.

Chỉ số UV bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số UV (UV Index) là đơn vị đo lường cường độ của tia UV từ mặt trời tiếp xúc với bề mặt Trái Đất tại một thời điểm và một địa điểm cụ thể. Chỉ số UV được phân chia theo thang đo từ 0 đến 11+. Giúp mọi người có thể hiểu rõ mức độ nguy hiểm của tia UV và từ đó có những biện pháp bảo vệ phù hợp.

chi so uv

Chỉ số UV được xem là an toàn khi nằm trong ngưỡng sau:

  • 0-2: Thấp. Không cần bảo vệ đặc biệt chỉ cần sử dụng kem chống nắng nếu ở ngoài trời lâu. Đa số người có thể tiếp xúc mà không gặp vấn đề.
  • 3-5: Trung bình. Cần bảo vệ bằng cách sử dụng kem chống nắng, đội nón, mặc đồ che kín cơ thể.

Chỉ số UV bao nhiêu là nguy hiểm?

Khi chỉ số tia UV đo được từ 6 trở lên là có nguy cơ lớn gây hại cho da. Cụ thể như sau: 

  • 6-7: Cao. Cần bảo vệ chặt chẽ. Sử dụng kem chống nắng, đội nón, mặc áo khoác dài tay và tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời vào giữa trưa, từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
  • 8-10: Rất cao. Cần bảo vệ mạnh mẽ. Tránh tiếp xúc với mặt trời vào giữa trưa, sử dụng kem chống nắng, đội nón, áo khoác dài, không đứng dưới nắng quá lâu.
  • 11+: Nguy hiểm. Tránh tiếp xúc với mặt trời vào trước và sau giữa trưa 3 giờ. Sử dụng kem chống nắng, đội nón, áo khoác dài và tất cả mọi biện pháp phòng ngừa.

Tác hại của tia UV đối với làn da?

Tia tử ngoại (UV) có tác hại không chỉ đối với làn da, mắt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại chính của tia UV:

tac hai cua tia uv

  • Cháy da, nám da:Tia UVB sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt da, co thể gây ra cháy nám, là tình trạng da đỏ, đau, và sưng. Lâu dần sẽ gây ra tàn nhang, đồi mồi gây ám ảnh cho làn da của chị em.
  • Lão hóa da: Tia UVA có khả năng làm giảm độ đàn hồi của da, gây ra nếp nhăn, da mờ và lão hóa da sớm.
  • Tăng nguy cơ ung thư da: Tia UV-B là nguyên nhân chính gây ra ung thư da, bao gồm ung thư biểu mô tế bào da (basal cell carcinoma), ung thư biểu mô đáy (squamous cell carcinoma), và ung thư biểu mô tế bào melanoma, … Đây đều là những loại ung thư da nguy hiểm.
  • Gây tổn thương DNA: Tia UVC có khả năng gây tổn thương, phá hủy DNA trong tế bào da, điều này có thể dẫn đến sự phát triển của khối u da. Hiện nay, do tác động của môi trường, tầng ozon đang bị mỏng đi và xuất hiện các lỗ thủng khiến cho tia UVC có thể xuyên qua tầng khí quyển gây hại cho da.
  • Gây hại cho mắt: Tia UV có khả năng gây các chứng bệnh mắt trầm trọng hơn, hay gây suy hoại võng mạc, cườm mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa hoàng điểm làm lòa hay mù mắt.
  • Ức chế hệ thống miễn dịch: Theo các nhà khoa học thì tia cực tím cũng có khả năng làm thay đổi chức năng của các tế bào bạch cầu suốt đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Lâu dài hệ thống miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Cách bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV

Để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia tử ngoại (UV) từ mặt trời, bạn có thể tuân theo các biện pháp bảo vệ sau đây:

  • Sử dụng kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF (Sun Protection Factor) cao để bảo vệ da khỏi tia UV-B và UV-A. Sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF cao hơn sẽ bảo vệ tốt hơn. Hãy đảm bảo sử dụng kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà và tái sử dụng sau mỗi 2 giờ, hoặc sau khi tắm biển hoặc ra nhiều mồ hôi.

  • Có biện pháp che chắn khi đi ra ngoài.

Đội nón có vành rộng để bảo vệ khuôn mặt, đầu và cổ khỏi tác động của tia UV. Khi tiếp xúc với nắng, hãy mặc áo khoác dài tay để bảo vệ da và đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV. Các loại vật liệu chống nắng đặc biệt có thể bảo vệ da tốt hơn. Nếu bạn thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời, hãy xem xét đầu tư các sản phẩm này.

cach bao ve da khoi tia uv

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng vào giữa trưa

Tia UV mạnh nhất thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Cố gắng tránh tiếp xúc với mặt trời trong khoảng thời gian này.

  • Kiểm tra da thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra da của bạn để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường như: nốt sần, biểu mô mới, hoặc thay đổi trong màu sắc của nốt ruồi. Nếu bạn phát hiện bất kỳ điều gì đáng ngờ, hãy thăm bác sĩ da liễu để được tư vấn.

  • Chế độ ăn uống khoa học

Ngoài sử dụng các biện pháp chống nắng cơ học, thì bạn cũng cần bổ sung các chất chống oxy hóa từ thực phẩm như cam quýt, trà xanh, cà rốt, và ớt chuông đỏ,… Các thực phẩm này sẽ giúp bạn tăng khả năng bảo vệ trước tác động của tia UV.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ tổng quát về tia UV. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc đã hiểu được tia UV là gì, tác hại của tia UV đối với làn da, từ đó biết cách bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV.

Rate this post