[Cập nhật] Top 10+ tỉnh thành giàu nhất Việt Nam 2024

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Trong đó, các tỉnh giàu có đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của cả đất nước. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay.

Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Để đánh giá sự phát triển và mức độ giàu có của một tỉnh thành, chúng ta sẽ dựa vào các yếu tố như: nguồn tài nguyên, tình trạng hoạt động của khu công nghiệp, mức sống của người dân, cơ sở hạ tầng,… Sau đây là danh sách 10 tỉnh giàu nhất Việt Nam dựa trên dữ liệu đến thời điểm hiện tại: 

1. Thành phố Hồ Chí Minh 

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), còn gọi là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam với diện tích là 2.095 km2 (809 dặm vuông Anh), bao gồm 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Ngoài ra, nơi đây cũng tập trung đông dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và thị trường tiêu dùng.

tinh thanh giau nhat viet nam

TP.HCM có một nền kinh tế đa dạng với sự phát triển mạnh mẽ trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, và thương mại. Đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, ngân hàng, cơ quan chính phủ, và tổ chức quốc tế. TP HCM cũng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, và có một số khu công nghiệp và khu chế xuất quan trọng.

Theo số liệu từ Cục Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh có GRDP bình quân đầu người là 157,54/triệu/người/năm, với số liệu này hiện TP. HCM đang xếp thứ 6 về GRGP. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 6.423/ triệu đồng/tháng – hiện đang xếp thứ 2.

2. Thủ đô Hà Nội 

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm đầu não của Việt Nam. Hà Nội là nơi đặt trụ sở của chính phủ và các cơ quan quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế và thương mại quan trọng của Bắc Bộ Việt Nam. Nơi đây cũng có nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất, đặc biệt là khu công nghệ cao Hoà Lạc.

ha noi

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất Việt Nam với diện tích lên đến 3.359,82 km² và dân số 8,4 triệu người (theo thông tin từ niên giám thống kê 2022). Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Do có mật độ dân số đông thứ 2 trong 63 tỉnh thành nên cũng tạo điều kiện cho kinh tế và thị trường tiêu dùng phát triển. Theo số liệu từ tổng cục thống kê năm 2022 thì Hà Nội đang có GRDP bình quân đầu người là 141.94 – đứng thứ 7 trong cả nước và thu nhập bình quân đầu người 2022 là 3.392 triệu/năm – xếp vị trí thứ 3.

3. Bình Dương

Bình Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và khu dân cư hiện đại. Các doanh nghiệp tại Bình Dương thường hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng và bất động sản.

binh duong

Bình Dương có dân số trung bình là 2.685.513 người (thống kê năm 2021). Bình Dương là tỉnh có mật độ dân số đông thứ 6 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam và cũng là tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số cơ học cao do nhiều người nhập cư. Bình Dương có diện tích là 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ.

Tính đến hết năm 2022 thì Bình Dương đang có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước với 8.076/ triệu/người/tháng. GRDP bình quân đầu người đạt 164, 95/ triệu/người/năm – xếp thứ 4 trong cả nước.

4. Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển nằm ở phía Nam của Việt Nam với diện tích 1.987 km². Tỉnh này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển mạnh mẽ nhờ khai thác dầu mỏ, cảng biển và du lịch. Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất. Bà Rịa – Vũng Tàu có dân số là 1.148 đông thứ 38 trong cả nước (theo thống kê năm 2019). 

tinh Ba Ria - Vung Tau

Thống kê 2018 Bà Rịa – Vũng Tàu xếp thứ 7 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, và thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Đến năm 2022 Bà Rịa – Vũng Tàu đang xếp vị trí thứ nhất về GRDP bình quân đầu người với 336,47 triệu/ người/năm. Điều này cho thấy Bà Rịa – Vũng Tàu có sự phát triển rất mạnh mẽ.

5. Đồng Nai

Đồng Nai  thuộc vùng Đông Nam Bộ, được kết hợp bởi Biên Hòa cũ và Long Khánh. Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.907 km² và dân số là 3,097 triệu (2019). Tỉnh này thuộc vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất cả nước. Đồng Nai là một trong 3 góc nhọn tam giác của kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai.  

dong nai

Xét đến năm 2020 Đồng Nai là tỉnh có dân số đông thứ 5, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 400.000 tỷ Đồng, xếp vị trí thứ 3, GRDP bình quân đầu người đạt 124 triệu đồng, xếp vị trí thứ 6. Về tốc độ tăng trưởng GRDP của Đồng Nai ước tính là 9.0% đứng ở vị trí thứ 19.

Đến năm 2022 Đồng Nai đạt thu nhập bình quân đầu người là 6,346 triệu đồng/người/tháng – cao thứ 4 cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 132.98 triệu/người/năm – xếp ở vị trí thứ 8 trong cả nước.

6. Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Thành phố này đã phát triển mạnh mẽ nhờ các dự án đầu tư du lịch. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng phát triển nhiều ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, ….

Đà Nẵng là thành phố trung tâm và lớn nhất của Miền Trung Việt Nam đóng vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nơi đây cũng được coi là thành phố đáng sống nhất Việt Nam với cơ sở hạ tầng tốt, môi trường trong lành, an sinh xã hội được nâng cao.

thanh pho da nang

Theo thông tin từ tổng cục thống kê thì năm 2019, Đà Nẵng có Tổng sản phẩm nội địa theo giá hiện hành (GRDP) là 112.000 tỷ đồng – xếp thứ 14 cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 95,7 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,47%, xếp thứ 60 cả nước.

Tính tới thời điểm gần đây nhất là 2020, thì hiện Đà Nẵng đang có GRDP bình quân đầu người là 101.41 triệu/người/năm xếp thứ 12 trong cả nước. Thu nhập bình quân đầu người xếp vị trí thứ 6 sau Hải Phòng.

7. Bắc Ninh

Bắc Ninh là một thành phố ở phía Bắc Việt Nam. Thành phố này là trung tâm của ngành công nghiệp điện tử và là nơi có nhiều doanh nghiệp nổi tiếng như Samsung hay Nokia. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có nhiều khu công nghiệp khác như khu công nghiệp Quế Võ hoặc khu công nghiệp Yên Phong.

Thành phố Bắc Ninh có diện tích 82,64 km² với dân số là 280.217 người (tính đến năm 2022). Tuy có diện tích khá nhỏ nhưng nơi đây lại là thành phố trực thuộc trung ứng có dân số đông thứ 4 tại Miền Bắc với mật độ dân số đạt 3.391 người/km².

Hiện tại theo thống kê năm 2022 thì Bắc Ninh đang có GRDP bình quân đầu người là 163,82 triệu/người/năm xếp vị trí thứ 5 trong cả nước, thu nhập bình quân đầu người hiện đang xếp thứ 7 trong cả nước.

8. Hải Phòng

Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Thành phố này là một trong những trung tâm cảng biển quan trọng nhất của Việt Nam và có nhiều khu vực công nghiệp và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ. Hải Phòng với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, và được nhắm đến là trọng điểm tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ.

hai phong

Về kinh tế xã hội, tính đến năm 2021 thì  GRDP đạt 213.794,6 tỷ đồng, xếp 5 trong cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,38%, dẫn đầu cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 7.300 USD năm 2021, xếp thứ 6 trên cả nước. Đến năm 2022 Hải Phòng cũng có sự tăng trưởng với thu nhập bình quân đầu người lên vị trí thứ 5, GRDP bình quân đầu người xếp vị trí thứ 3 với 173.93 triệu/người/năm.

9. Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và là vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc. Quảng Ninh được coi là một trong các tỉnh giàu nhất Việt Nam. Sự phát triển kinh tế của tỉnh này chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên tự nhiên như than đá, quặng sắt, và du lịch. Cảng Cái Lân là một trong những cảng biển quan trọng của khu vực Bắc Bộ. Ngoài ra, Quảng Ninh cũng là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

quang ninh

Quảng Ninh là nơi hội tụ mọi yếu tố cho phát triển kinh tế. Từ năm 2017 tới 2022, Quảng Ninh là tỉnh liên tục 6 lần có chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) đứng thứ 1 ở Việt Nam. Năm 2022 GRDP bình quân đầu người đạt 198,78 triệu/người/năm đứng vị trí thứ 2.

10. Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc đã phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây và đóng góp đáng kể vào kinh tế quốc gia. Ngành công nghiệp và sản xuất, đặc biệt là công nghiệp chế biến và sản xuất ôtô, đã phát triển nhanh chóng. Các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Vĩnh Phúc thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Vĩnh Phúc cũng có vị trí địa lý thuận lợi, gần Hà Nội và nằm trên tuyến đường quốc lộ 2, quốc lộ 2B và tuyến đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và vận tải.

Theo thông tin của cục thống kê, năm 2022 Vĩnh Phúc xếp thứ 37 về số dân trong cả nước với 1.204.300 người. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là 152.178 tỉ Đồng xếp thứ 13, GRDP bình quân đầu người là 105 triệu đồng xếp thứ 9, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,06% đứng thứ 31.

Tỉnh nào giàu nhất Việt Nam hiện nay?

Dựa theo số liệu thống kê của Cục thống kê gần nhất là năm 2022, thì tỉnh Bình Dương với mức thu nhập bình quân đầu người đạt 8,076 triệu/người/tháng cao nhất trong cả nước nên đây sẽ là tỉnh thành giàu nhất trong cả nước.

Nếu xét vể GRDP bình quân đầu người năm 2022 thì Bà Rịa – Vũng Tàu xếp vị trí thứ nhất. Đây đều là hai tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp chế xuất và đều là các vùng kinh tế, trọng điểm mũi nhọn của Nam Bộ. 

Kết luận

Tổng kết lại, Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam đều có điểm chung là có nền kinh tế phát triển và có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các khu công nghiệp và khu chế xuất cũng là yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển của các tỉnh thành này.

Hy vọng rằng những thông tin mà Sparta Việt cung cấp trong bài viết có thể hữu ích với bạn đọc.

5/5 - (1 bình chọn)