Trà hoa cúc có tác dụng gì? Những công dụng không nên bỏ qua?

Đối với những người thường xuyên căng thẳng, mất ngủ thì trà hoa cúc chính là cứu tinh. Loại trà này có vị ngọt nhẹ, thanh mát, dễ uống và an toàn với hầu hết mọi người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem trà hoa cúc có tác dụng gì và cách sử dụng trà hoa cúc đúng cách nhé.

Tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe

Hoa cúc từ xa xưa đã được coi như vị thuốc điều trị các chứng mất ngủ, giảm nhức đầu, căng thẳng và tăng cường trí nhớ. Nhờ có nhiều công dụng với sức khỏe, nên người ta thường lấy hoa cúc phơi khô và hãm trà. Dưới đây là một số tác dụng phổ biến của trà hoa cúc:

  • Điều trị chứng mất ngủ

Công dụng đầu tiên và cũng là công dụng lớn nhất của trà hoa cúc là điều trị chứng mất ngủ. Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia thì trong hoa cúc có chứa Apigenin Flavonoid, chất này có tác dụng giảm căng thẳng, giúp người uống thư giãn và cải thiện giấc ngủ.

  • Tốt cho tim mạch

Chất Flavonoid trong hoa cúc ngoài tác dụng an thần, giải tỏa lo âu thì theo nhiều nghiên cứu thành phần này còn có thể giảm các bệnh về tim mạch và ngăn chặn co thắt cơ tim, đau tim. Ngoài ra, trong hoa cúc cũng có nhiều chất chống oxy hóa, nên có thể giảm Cholesterol, huyết áp, từ đó sẽ giúp bạn có trái tim khỏe mạnh.

  • Thanh nhiệt, giải độc gan

Đối với những người thường xuyên bị mụn nhọt, nhiệt miệng thì sử dụng trà hoa cúc thường xuyên cũng khá hiệu quả. Hoa cúc khi kết hợp với các loại như hoa kim ngân, bồ công anh sẽ giúp tiêu độc, mát gan, chữa mụn nhọt, loét miệng. Ngoài thanh nhiệt, giải độc gan thì hoa cúc cũng thường xuyên được sử dụng để chữa các bệnh về gan như viêm gan, viêm gan cấp tính, chức năng gan kém,….

tra hoa cuc co tac dung gi

  • Ngăn ngừa ung thư

Theo một số nghiên cứu thì thành phần Apigenin và hesperidin trong hoa cúc có công dụng ngăn ngừa ung thư tuyến giáp và ung thư vú. Đồng thời những chất này cũng có công dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng, nên rất tốt cho những người đang mắc bệnh và điều trị ung thư.

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Trà hoa cúc có thể giúp giảm triệu chứng tiêu hóa như đầy bụng, nôn mửa và ợ chua nhờ thành phần Chamomile. Nếu như bạn thấy dạ dày không thoải mái hãy pha ngay một cốc trà hoa cúc, đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.

  • Chống viêm nhiễm

Hoa cúc chứa kẽm, hợp chất này có thể kháng khuẩn khá hiệu quả, Ngoài ra theo công bố của tạp chí Nông nghiệp và Hóa học thì hoa cúc có công dụng giảm đau, chống co thắt cơ trơn nên có thể giảm viêm nhiễm phần phụ khoa khá hiệu quả. Chị em chỉ cần duy trì đều đặn một ly trà hòa cúc mỗi ngày có thể nói không với các bệnh viêm nhiễm, nấm vùng kín.

  • Tăng sức đề kháng, trị cảm cúm

Trong hoa cúc có các thành phần như vitamin A, vitamin C và vitamin nhóm B. Đây là những vitamin quan trọng giúp tăng sức đề kháng, trị cảm cúm, cảm lạnh rất hiệu quả. Ngoài ra, trong hoa cúc còn có sắt nên rất tốt cho những người bị thiếu máu, magie, canxi có thể ngăn ngừa loãng xương hiệu quả

  • Cải thiện sức khỏe răng miệng

Trong hoa cúc có nhiều vitamin C, loại vitamin này không chỉ tăng đề kháng mà còn có thể giúp cho thành mạch bền vững, ngăn ngừa chảy máu chân răng, viêm nướu, viêm lợi.

  • Dưỡng da

Trong trà hoa cúc có chất chamomile và các hợp chất chống oxi hóa. Những chất này có thể chống lại các gốc tự do gây ra tình trạng lão hóa da. Ngoài ra, các vitamin có trong hoa cúc cũng sẽ giúp da bạn trở nên trắng sáng đều màu hơn. Hay với đặc tính kháng khuẩn thì trà hoa cúc còn có thể ngăn ngừa vi khuẩn gây ra tình trạng mọc mụn trứng cá.

tac dung cua tra hoa cuc

  • Kiểm soát lượng đường trong máu

Người ta đã thử nghiệm cho những người tiểu đường tuýp 2 uống 3 ly trà hoa cúc mỗi ngày và uống liên tục trong 8 tuần. Sau đó các chuyên gia thấy chỉ số HbA1C – một chỉ số để đo lượng đường của họ đã giảm đi đáng kể. Cho nên, những người đang mắc tiểu đường cũng nên sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày để đẩy lùi bệnh.

  • Cải thiện sức khỏe đôi mắt

Trà hoa cúc có chứa nhiều vitamin A rất cần thiết cho đôi mắt của bạn. Việc uống trà hoa cúc hàng ngày là một cách bạn bổ sung vitamin A để ngăn chặn các bệnh lý về mắt như dày thủy tinh thể, đục thủy tinh thể. Đồng thời trà hoa cúc cũng có tác dụng giảm khô mắt do chúng ta tiếp xúc với điện thoại, máy tính quá nhiều.

  • Giảm đau bụng kinh nguyệt

Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt chị em có thể pha một cốc trà hoa cúc và cho thêm một chút mật ong. Khi này cơn đau bụng cũng sẽ giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, uống trà hoa cúc thường xuyên cũng giúp điều hòa kinh nguyệt, từ đó cũng sẽ giảm tình trạng đau bụng khi đến tháng cho chị em.

>>> Xem thêm: Uống mật ong với chanh có tác dụng gì?

Hướng dẫn uống trà hoa cúc đúng cách

Trà hoa cúc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để có hiệu quả tốt nhất chúng ta cần phải biết sử dụng đúng cách, đúng lúc. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:

Cách pha trà hoa cúc

Trước tiên để uống trà hoa cúc đúng cách thì bạn cần phải pha trà hoa cúc đúng cách. Sau đây là một vài cách pha trà hoa cúc khuyến khích được sử dụng: 

1. Kết hợp trà hoa cúc với kỷ tử

Kỳ tử là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y và là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn tốt cho sức khoẻ. Khi kết hợp trà hoa cúc với kỳ tử không chỉ khiến trà có hương vị thơm ngon hơn mà còn giúp bổ máu, tăng đề kháng, hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da, cải thiện chức năng gan.

cach pha tra hoa cuc va ky tu

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Lấy khoảng 30g hoa cúc khô, 20g kỳ tử cho vào ấm trà.
  • Bước 2: Cho khoảng 100ml nước sôi 85-90 độ C vào ấm trà rồi đổ nước này đi để loại bỏ các tạp chất còn ở hoa cúc và kỳ tử.
  • Bước 3: Cho 200ml nước sôi 85-90 độ C vào ấm trà, đậy nắp đợi 30 phút để các nguyên liệu ngấm.
  • Bước 4: Cuối cùng bạn chỉ cần rót trà ra cốc và thưởng thức hoặc có thể đựng vào bình giữ nhiệt để mang theo uống khi cần.

2. Kết hợp trà hoa cúc và mật ong

Kết hợp trà hoa cúc và mật ong sẽ giúp cho trà có vị thanh ngọt và dễ uống hơn. Ngoài ra, mật ong cũng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa tốt cho da, hạ huyết áp, cải thiện cholesterol, dùng thay cho đường để cải thiện tiểu đường.

ket hop tra hoa cuc va mat ong

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Cho 50g hoa cúc khô vào ấm trà, cho thêm 100ml nước vừa đun sôi và đổ ra để loại bỏ tạp chất có trong hoa cúc.
  • Bước 2: Tiếp theo bạn cho 200ml nước sôi vào ấm và hãm trong vòng 20 phút.
  • Bước 3: Cuối cùng rót trà ra cốc và cho thêm khoảng 5g mật ong, tương đương với 1 thìa cà phê vào cốc trà, khuấy đều lên và thưởng thức.

3. Pha trà hoa cúc với táo đỏ

Táo đỏ chứa nhiều hợp chất chống oxi hóa, các loại vitamin nên rất tốt cho sức khỏe. Táo đỏ cũng được sử dụng trong Đông Y như một vị thuốc hoặc để chế biến các món hầm bồi bổ sức khoẻ. Khi kết hợp hoa cúc và táo đỏ sẽ có tác dụng trị cảm lạnh, điều trị mất ngủ, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, các bệnh về răng miệng.

ket hop tra hoa cuc va tao do

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Táo đỏ bạn cắt thành các lát nhỏ cho dễ ngấm. Sau đó cho vào ấm cùng với trà hoa cúc. Bước đầu tiên bạn cũng cần đổ một lượt nước sôi để loại bỏ tạp chất.
  • Bước 2: Cho 400ml nước sôi vào ấm và hãm trong vòng 40 phút rồi cho ra cốc để thưởng thức.

Mình táo đỏ đã có vị ngọt thanh mát nên bạn có thể thưởng thức luôn mà không cần cho thêm gì khác. Nhưng nếu thích ngọt hơn thì bạn có thể cho thêm mật ong hoặc đường phèn.

4. Pha trà hoa cúc với đường phèn

Khi kết hợp đường phèn với trà hoa cúc sẽ giúp cho hương vị của cốc trà hoa cúc thơm ngon, thanh mát hơn. Ngoài ra, cách kết hợp này vẫn giữ nguyên được tác dụng nguyên bản của hoa cúc.

tra hoa cuc va duong phen

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Cho hoa cúc vào bình, cho nước sôi vào và chờ từ 3 – 5 phút rồi đổ đi. Bước này có tác dụng loại bỏ được tạp chất trên hoa cúc.
  • Bước 2: Cho 300ml nước vào bình và hãm trong vòng 30 phút rồi rót ra cốc.
  • Bước 3: Cho thêm đường phèn vào khuấy đều cho tan và thưởng thức.

Một số lưu ý khi thưởng thức trà hoa cúc

  • Uống trà hoa cúc nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích cá nhân. Trà hoa cúc thường được thưởng thức trong cốc thủy tinh để bạn có thể thấy màu sắc và cảm nhận hương thơm tốt hơn.
  • Chỉ nên pha trà ở nhiệt độ 80 – 85 độ C chứ không nên pha nước quá nóng sẽ gây biến đổi một số thành phần của hoa cúc. Để các chất trong hoa cúc có thể trung hòa vào nước bạn cần đợi ít nhất 10 – 15 phút.
  • Đảm bảo sử dụng trà hoa cúc tự nhiên, không chứa hương liệu nhân tạo hoặc đường. Điều này giúp tránh các thành phần có thể gây hại cho sức khỏe.
  •  Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hoặc đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi trà hoa cúc có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc gây ra phản ứng không mong muốn.
  • Không lạm dụng trà hoa cúc. Nếu bạn uống quá nhiều trà hoa cúc, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn gây buồn ngủ quá nhiều do tính chất an thần của nó.

Kết luận 

Trên đây Sparta Việt đã giúp bạn đọc chỉ ra trà hoa cúc có tác dụng gì và cách uống trà hoa cúc như thế nào để phát huy hết các tác dụng. Tóm lại, trà hoa cúc là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Do đó bạn có thể sử dụng thay cho nước lọc mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng và cũng không nên quá lạm dụng nhé!

FAQ

  • Uống trà hoa cúc mỗi ngày có tốt không?

Trà hoa cúc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cho nên việc bạn duy trì uống trà hoa cúc mỗi ngày là vô cùng tốt. Theo các dược sĩ đông y thì bạn nên sử dụng trà hoa cúc thay cho nước uống.

  • Nên uống trà hoa cúc khi nào?

Thời điểm tốt nhất để uống trà hoa cúc là sau khi vừa ngủ dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ 30 phút. Hoặc bạn cũng có thể uống trà hoa cúc ngay sau khi vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi để bù nước cho cơ thể. Sau khi ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ hoặc nhiều muối bạn cũng có thể uống trà hoa cúc để trà giúp bạn điều tiết muối, tiêu hóa nhanh hơn.

  • Ai không nên uống trà hoa cúc?

Trà hoa cúc mang tính hàn nên không nên sử dụng cho những người đang bị phong hàn, chân tay lạnh, tiêu chảy, ớn lạnh, đau đầu, chướng bụng. Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng nên hạn chế uống trà hoa cúc. Ngoài ra, người có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào trong hoa cúc cũng không nên sử dụng.

Rate this post