Salami là gì? Các loại salami phổ biến và Cách thưởng thức

Salami là một thực phẩm nổi tiếng và được đặc biệt yêu thích tại Châu Âu. Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp loại thực phẩm này tại nhiều cửa hàng thực phẩm, siêu thị lớn, các cửa hàng bán hàng nhập khẩu hay các cơ sở cung cấp nguyên liệu cho các nhà hàng món Âu. Vậy chính xác Salami là gì? Hãy cùng Sparta Việt tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây: 

Salami là gì?

Salami là một loại xúc xích có kết cấu khô và cứng, chế biến từ thịt động vật và được làm chín bằng phương pháp lên men, rồi sấy khô. Để sản xuất ra salami, người ta sẽ làm bằng một loại thịt duy nhất hoặc kết hợp giữa nhiều loại thịt khác nhau. Trong đó salami từ thịt heo và thịt bò là phổ biến nhất. Salami khi ăn có vị mặn và chua nhẹ, đi kèm với đó là vị béo ngậy đậm đà và có thêm vị cay từ các gia vị truyền thống.

salami la gi

Về nguồn gốc thì salami là món ăn truyền thống thường xuất hiện trên bàn ăn của người dân miền nam Châu Âu. Đến nay, món ăn này vẫn được người dân nơi đây đặc biệt yêu thích. 

Salami được sản xuất ở khắp các nước châu Âu với nhiều chủng loại và hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên salami được làm tại Ý là nổi tiếng và được đánh giá là có mùi vị thơm ngon đặc trưng nhất. 

Chữ salami mà chúng ta đang dùng là phiên âm của tiếng Anh. Trong khi đó tại các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani, Bungari thì salimi thường được gọi là salam. Hay tại Hungary, loại thực phẩm này có tên gọi là szalámi. 

Hướng dẫn cách làm salami

Làm salami là quá trình phức tạp, đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo quá trình lên men, sấy khô đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn tổng quan về cách làm salami. Lưu ý rằng, quy trình này chỉ cung cấp một góc nhìn tổng quan mà không phải là hướng dẫn chi tiết. Việc làm salami còn phụ thuộc vào loại salami mà bạn muốn làm, cộng thêm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, thời gian lên men và các nguyên liệu cụ thể. 

Nguyên liệu: 

  • Thịt bò và/thịt lợn
  • Gia vị: muối biển, đường, các loại bột hương vị (hạt tiêu, tỏi, quế…) và bột lên men. 
  • Ống hoặc túi nilon chế biến thực phẩm

Cách làm Salami: 

  • Bước 1: Cắt thịt thành thành miếng nhỏ để dễ xử lý, loại bỏ các mảng chất béo không mong muốn. 
  • Bước 2: Đem xay nhuyễn thịt. Tiếp đến là trộn thịt đã xay với gia vị, muối, đường, bột ớt, bột gia vị và men thật đều nhau. Bạn cũng có thể cho thêm chất phụ gia để tăng quá trình oxy hóa trong giai đoạn làm khô để lên men.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp đã được xay nhuyễn và trộn đều vào các ống hoặc bọc chế biến thực phẩm. Thực hiện điều chỉnh chiều dài, ngang tùy theo nhu cầu sử dụng. 
  • Bước 4: Chờ salami lên men trong khoảng 35 giờ. Sau đó đem treo salami cho khô và sấy trong môi trường ẩm mát khoảng 15 – 20 ngày. Sau khi đã đủ thời gian phơi khô và lên men, salami có thể ăn sống hoặc chín tùy thuộc vào sở thích cá nhân.

cach lam salami

Các loại salami phổ biến

Có nhiều loại salami phổ biến trên khắp thế giới, với mỗi loại mang đến hương vị và đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là một số loại salami phổ biến nhất: 

  • Salami Genoa: Có nguồn gốc từ Ý, loại này được chế biến từ thịt lợn và thịt bê và được tẩm ướp với tỏi, hạt tiêu và hạt húng quế nhiều. Genoa Salami thường được cắt mỏng và kẹp trong bánh mì sandwich, không có hương vị nồng gắt và có thị hơi the từ hạt tiêu. 
  • Salami Napoli (Naples): Cũng có nguồn gốc từ Ý, salami này được làm từ thịt lợn vai, chân, cổ, thăn và giăm bông, hạt tiêu đen, hạt tiêu đỏ. Salami Napoli thường có kích thước lớn, hương vị đậm đà và thường được chế biến bằng cách phơi khô trong thời gian dài.
  • Salami Soppressata: Xuất phát từ miền Nam Ý, được làm từ thịt heo và có lượng mỡ cao. So với các loại salami khác thì Soppressata có hình thù khá đơn giản. Để tăng hương thì thì Salami Soppressata thường được ép rất chặt trong quá trình làm rắn để giảm đi 30% so với trọng lượng ban đầu của nó. 
  • Salami Pepperoni: Phổ biến ở Bắc Mỹ, chủ yếu được làm từ thịt lợn và thịt bò, tẩm ướp thêm gia vị và ớt bột. Pepperoni có độ mềm và màu đỏ tươi, thường được sử dụng trong pizza và các món salad. Pepperoni có vị vừa ăn, thương thơm chủ yếu là mùi thịt xông khói. 

cac loai salami

  • Salami Bratwurst: Đây là loại salami có nguồn ốc từ Đức, được làm từ thịt lợn hay thịt bê, đôi khi cũng có thể thay thế bằng thịt gà hay thịt cừu. Loại này thường được chế biến bằng cách đem đi nướng chín, sau đó rắc thêm một chút gia vị gồm muối, ớt, tiêu, mùi tây và hẹ. 
  • Salami Spanish Chorizo: Đặc trưng của Tây Ban Nha, có hương vị cay và thường được làm từ thịt lợn và mỡ lợn băm nhỏ. Chorico ngon nhất là khi nướng than hoặc ăn kèm với bánh mì giòn, hay salad tươi.

Cách ăn salami đúng cách

Bạn có thể ăn salami theo các cách chúng tôi chỉ dẫn dưới đây: 

  • Ăn sống: Hầu hết các loại salami có thể ăn sống mà không cần qua chế biến. Khi mua về, bạn chỉ cần cắt thành các lớp mỏng hoặc dày tùy theo sở thích cá nhân và dùng như một món khai vị. Khi thưởng thức salami, bạn có thể uống cùng với một ly rượu hoặc bia để dậy hương vị hơn. 
  • Nướng nhanh: Ăn salami nướng sẽ cảm nhận được vị xông khói và lớp vỏ ngoài giòn và dai rất ngon. 
  • Chế biến pizza: Salami thường được sử dụng làm một thành phần chính để làm nhân phủ của pizza. Pizza pepperoni là một trong những loại pizza có chứa salami pepperoni nổi tiếng của Mỹ. 

cach an salami

  • Ăn kèm với bánh mì hoặc sandwich: Thêm lớp salami vào sandwich hoặc bánh mì để tạo ra một món ăn ngon và bổ dưỡng.
  • Chế biến trong món pasta hoặc salad: Salami có thể được thêm vào các món pasta hoặc salad để tăng thêm hương vị. Cắt thành sợi hoặc lớp mỏng và trải đều lên bề mặt.

Bảo quản salami như thế nào?

Bảo quản salami đúng cách là quan trọng để giữ cho sản phẩm an toàn và giữ được chất lượng hương vị. Dưới đây là một số cách bạn có thể bảo quản salami:

  • Ở nhiệt độ thường: Đối với salami vẫn còn nguyên trong bao bì, bạn có thể bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng khoảng 1 tháng sau khi mua. Nên để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc này có thể làm tăng cảm giác chua của salami và có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Trong tủ lạnh ngăn mát: Salami khi mua về thường được bảo quản tốt trong tủ lạnh ngăn mát khoảng 3-6 độ C. Nếu salami đã mở bao bì, bạn nên cho salami trong nhựa có khóa zip và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với các làm này, salami có thể bảo quản trong vòng 3 – 6 tuần. 
  • Trong tủ lạnh ngăn đông: Nếu chưa muốn sử dụng salami ngay, bạn có thể bảo quản tại tủ lạnh ngăn đông. Thời gian bảo quản có thể lên đến 6 tháng. 

>> Xem thêm: Trứng gà luộc bao nhiêu calo?

Kết luận

Như vậy salami là một loại xúc xích nhưng có kết cấu cứng, vị mặn chua đặc trưng. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ salami là gì và đừng ngần ngại trải nghiệm hương vị mới lạ từ loại thực phẩm này nhé. 

Rate this post