Hướng dẫn mâm cúng về nhà mới đơn giản gồm những gì?

Vào ngày nhập trạch (về nhà mới) thì việc chuẩn bị một mâm đồ cúng để báo cáo chư vị thần linh, thổ địa, gia tiên là việc không thể thiếu. Sau đây Sparta Việt sẽ hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng về nhà mới đơn giản và các thủ tục cúng bái để mọi việc được suôn sẻ nhất. 

Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch

Lễ nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng về nhà mới là nghi lễ xuất hiện từ xa xưa và được lưu truyền đến tận ngày nay. Lễ nhập trạch có thể áp dụng cho cả trường hợp chuyển nhà, chuyển phòng trọ, chuyển công ty,… Sau đây là ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch được lưu truyền trong dân gian:

y nghia cua le cung nhap trach

  • Báo cáo thần linh: Mỗi một vùng đất đều có các vị thần linh ngự trị và cai quản. Cho nên khi chuyển đến nơi ở mới bạn cần làm lễ cúng để báo cáo và xin phép được chuyển đến nơi ở mới này. Điều này là để bề trên chứng cho lòng thành và che chở cho gia đình bạn trong thời gian tới.
  • Báo cáo gia tiên: Lễ cúng nhập trạch cũng là để báo với tổ tiên, ông bà đã khuất về việc chuyển nhà của mình để ông bà có thể viếng thăm con cháu và phù hộ cho gia đình.
  • Tiễn các vong hồn trú ngụ: Khi đất chưa có chủ sẽ có rất nhiều vong hồn lang thang đến trú ngụ. Việc làm lễ nhập trạch cũng sẽ giúp gia chủ tiễn các vong hồn đang trú ngụ ra ngoài, giúp loại bỏ tà khí còn sót lại ở bên trong căn nhà của bạn, giúp cuộc sống của gia đình an yên hơn.

>>> Xem thêm: Về nhà mới mang gì vào trước?

Mâm cúng về nhà mới gồm những gì?

Cúng nhập trạch là nghi lễ quan trọng khi dọn vào nhà mới với mục đích báo cáo với các vị thần linh, thổ công, thổ địa, gia tiên về nơi ở mới. Dưới đây là những thứ bạn cần chuẩn bị cho mâm cúng về nhà mới:

  • Hoa: Khi chọn hoa trong mâm cúng về nhà mới bạn có thể chọn hoa cúc để cầu bình an hoặc cũng có thể chọn hoa đồng tiền để cầu tiền tài. Lưu ý hoa cúng phải là hoa tươi, không được cúng hoa giả sẽ mất hết lộc.
  • Mâm ngũ quả: Chọn 5 loại quả tương ứng với các màu sắc ý nghĩa trong ngũ hành. Khi chọn gia chủ cần chọn quả tươi, không được dập nát và phải rửa sạch trước khi bày lên mâm cúng.
  • Trầm, lư xông trầm: Trầm có tác dụng tẩy âm khí trong ngôi nhà và hút tài lộc đến cho gia chủ. Nên đặt lư xông trầm ở gần bát nhang để có thể thu hút được nhiều vượng khí.

mam cung ve nha mơi gom nhung gi

  • Hũ gạo, muối, nước: Ba thứ này tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Khi bày biện gia chủ có thể cho cả 3 vào chiếc bát và đặt sau bát hương.
  • Nhang, đèn cầy: Chuẩn bị 1 bó nhang, đèn cày hoặc nến và đặt hai bên bát hương.
  • Nước, rượu: Rót nước vào 3 chiếc chén và rượu và 3 chiếc chén và bày đằng trước bát hương. Ngoài ra, nên dùng một chén nhỏ để đặt trà khô.
  • Gà: Nên chọn những con gà trống có dáng đẹp, luộc lên da vàng đẹp, không bị rách da. Khi cũng phải đặt gà trống quay mặt vào bát hương với tư thế gọi là gà biết gáy đang chầu.
  • Trầu cau: Chuẩn bị 5 miếng trầu câu và xếp vào một chiếc đĩa. Khi chọn phải chọn là tràu to đẹp, không được rách, miếng cau không được đen.
  • Xôi, chè, cháo: Chuẩn bị 5 hoặc 10 phần xôi, chè, cháo trắng được nấu loãng.
  • Bộ tam sên: Là lễ vật tương ứng với 3 loài vật dưới nước, trên cạn và trên trời như thịt lợn, trứng gà, chim. Lễ vật này sẽ giúp gia chủ cầu may mắn, bình an và tài lộc.
  • Tiền vàng: Bạn không cần chuẩn bị quá nhiều mà chỉ cần mua 1 bộ tiền vàng đầy đủ.
  • Bánh kẹo: Mua thêm một hộp bánh, 1 hộp kẹo bất kỳ.

Vị trí đặt mâm lễ cúng nhập trạch

Nếu gia chủ có thiết kế phòng thờ riêng thì có thể đặt mâm cúng lên trên ban thờ. Nếu như bàn thờ nhỏ thì gia chủ cũng có thể đặt mâm cúng ở trung tâm của ngôi nhà, trước cửa nhà,… Tuy nhiên, dù đặt mâm cúng ở nơi nào thì gia chủ cũng cần đảm bảo chỗ đặt phải có không gian sạch sẽ, thoáng đãng. Không nên đặt mâm cúng ở những vị trí bị che khuất sẽ mất lộc.

Hướng dẫn cách cúng nhà mới đơn giản nhất

Việc cúng bái cần tuân thủ theo từng bước. Nếu không làm đúng sẽ khiến gia chủ bị mất lộc. Sau đây là các bước cúng vào nhà mới đơn giản nhất:

hong dan cach cung nha moi don gian nhat

  • Bước 1: Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch.
  • Bước 2: Bật bếp đốt ngay ở cửa ra vào. Các thành viên trong gia đình sẽ lần lượt bước qua bếp, trên tay cầm theo bát hương và bài vị gia tiên (nếu có).
  • Bước 3: Bật hết đèn, mở hết các cửa đến hút năng lượng tốt vào nhà, xua tan tà khí
  • Bước 4: Bố trí bàn thờ, bày biện mâm cúng.
  • Bước 5: Gia chủ thắp hương và đọc văn khấn, các thành viên khác trong gia đình đứng sau và chắp tay cầu nguyện.
  • Bước 6: Gia chủ bật bếp để khai hỏa. Cuối cùng là đi hóa tiền vàng, rượu cúng phải mang theo và rưới lên tàn tro của tiền vàng. Ba hũ gạo, muối, nước giữ nguyên trên bàn thờ.

Bài văn khấn về nhà mới

Để các vị thần linh và gia tiên có thể nghe thấy lời khẩn cầu thì gia chủ cần soạn cho mình bài văn khấn đầy đủ, chỉn chu để tỏ lòng thành. Sau đây là gợi ý về bài văn khấn về nhà mới cho gia chủ:

Văn khấn thần linh

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

  • Con kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ, chư vị tôn thần.
  • Con kính lạy các Ngài thần linh cai quản trong khu vực

Tín chủ chúng con là …. Sinh năm,…. Ngụ tại,….

Hôm nay, là ngày… tháng… năm … tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. trước bản tọa chư vị tôn thần tín chủ chúng con thành kính khẩn trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh.

Nêu cao chính đạo

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ. Kính xi chư vị thần linh chi chúng con được nhập vào nhà mới tại….

Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….để thờ phụng.

Chúng con cầu xin thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc đầy nhà

Tín chủ chúng con xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Phù hộ cho tín chủ con được sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc nhưng tâm thành, trước án kính lễ mong được thần linh chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Văn khấn gia tiên

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy tiên nội, ngoại họ…..

Hôm nay là ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)

Gia đình chúng con vừa dọn đến địa chỉ……

Chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên trước ban thờ cụ nội, ngoại, gia tiên. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới …. để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Kết luận 

Cúng nhập trạch khi về nhà mới là một trong những nghi lễ không thể thiếu của người Việt với mong muốn gia đạo bình an, công danh tài lộc. Chúng tôi mong rằng thông qua những chia sẻ trong bài viết bạn đọc đã biết được nên chuẩn bị mâm cúng về nhà mới như thế nào. Mâm cúng về nhà mới đơn giản nhưng sẽ giúp gia chủ tỏ rõ được lòng thành với gia tiên, thần linh nên đừng bỏ qua nghi lễ quan trọng này nhé!

Rate this post