Protid là gì? Vai trò của Protid đối với cơ thể

Protid, hay còn gọi là Protein, là một trong những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể con người. Tuy nhiên, vẫn nhiều người không hiểu protid là gì, tầm quan trọng và làm thế nào để bổ sung protid cho cơ thể. Do đó, trong bài viết này Sparta Việt sẽ cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến protid. Mời các bạn cùng theo dõi!

Protid là gì?

Protid hay còn gọi là Protein, là một dưỡng chất quan trọng có vai trò trong việc kiến tạo cơ thể và liên quan đến mọi hoạt động của cơ thể. Protid có cấu trúc khá phức tạp và được tạo ra từ 20 loại axit amin khác nhau, liên kết với nhau bởi các liên kết peptid.

protid la gi

Trong cơ thể, protid được tìm thấy trong hầu hết các bộ phận như xương, da, tóc, các mô tế bào,….Theo thống kê trong cơ thể con người có đến hơn 20.000 loại protid. Có những loại chỉ tồn tại trong cơ thể người trong khoảng thời gian vài phút nhưng cũng có những loại đến cả năm. Protid đóng vai trò khá quan trọng nên cần ăn đảm bảo đủ từ các nguồn động vật và thực vật. 

Vai trò của Protid đối với cơ thể

Protid đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sự sống và hoạt động của cơ thể con người. Sau đây là một số vai trò chính của protid:

  • Định hình cấu trúc mô tế bào

Những protid dạng sợi có chức năng tạo sự cứng chắc cho các mô tế bào như:

– Keratin và collagen giữ cho các mô tóc, móng tay và da liên kết chặt chẽ với nhau. 

– Elastin là dạng protein linh hoạt hơn collagen gấp hàng trăm lần có tác dụng tăng đàn hồi cho các mô trong cơ thể tăng khả năng kéo giãn, co bóp trở về trạng thái ban đầu.

  • Chức năng miễn dịch

Protid có công dụng sản sinh ra các kháng thể, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Các kháng thể này sẽ nhận diện và tiêu diệt các vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh khác sau đó tiêu diệt chúng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh.

  • Chức năng vận chuyển

Protid cũng tham gia vào việc chuyển chất dinh dưỡng từ tế bào này sang các tế bào khác. Chẳng hạn Hemoglobin là một protid chịu trách nhiệm cho việc mang oxy từ phổi đến các tế bào khác trong cơ thể. Hay casein giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện, ferritin có khả năng dự trữ sắt trong cơ thể. 

  • Giúp tăng trưởng và duy trì các mô

vai tro cua protid voi co the

Actin và myosin là hai loại protid giúp hình thành và tăng cơ bắp. Khi các tế bào bị thương các chất này sẽ hoạt động mạnh hơn giúp cho các mô nhanh hồi phục. Do đó, khi cần tăng cơ hoặc bị tổn thương phần mềm thì việc bổ sung protid là điều không thể thiếu.

  • Đẩy nhanh trao đổi chất

Protein có tác dụng sản sinh ra các enzym, đóng vai trò là chất xúc tác trong nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, giúp tăng tốc quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

  • Cân bằng PH

Protid giúp duy trì độ PH ở mức độ bình thường. Nó đóng vai trò như chất đệm để đảm bảo cho việc vận chuyển ion giữa các tế bào dễ dàng hơn. Từ đó, có thể ngăn chặn việc ứ đọng dẫn đến phù nề.

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Protid là chất cần thiết để duy trì các hoạt động của cơ thể. Nếu không bổ sung đầy đủ cơ thể chúng ta sẽ luôn trong trạng thái uể oải, buồn ngủ, dễ mệt mỏi,… Do đó việc bổ sung đầy đủ protid cho cơ thể là vô cùng cần thiết.

Nguy cơ khi cơ thể thiếu hoặc thừa Protid

Sự thiếu hụt hoặc thừa hóa protid trong cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số nguy cơ liên quan đến tình trạng này:

Thiếu hụt Protein

  • Giảm khả năng tạo cơ bắp: Protid là nguyên liệu cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp. Thiếu hụt protid các cơ sẽ không săn chắc, lượng mỡ dễ dàng tích tụ.
  • Yếu tố miễn dịch yếu: Protid đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Thiếu hụt protid có thể làm yếu hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khó khăn trong việc hồi phục sau bệnh.
  • Thiếu năng lượng: Protid cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thiếu hụt protid sẽ khiến cho chúng ta luôn cảm thấy uể oải, từ đó dẫn đến công việc kém hiệu quả.
  • Sự suy giảm trong quá trình trao đổi chất: Protid tham gia vào quá trình trao đổi chất. Thiếu hụt protid có thể làm giảm hiệu suất của quá trình này, ảnh hưởng đến sự duy trì cân nặng và sức khỏe tổng thể.

nguy co khi co the thieu hoac thua protid

Thừa hóa Protein

  • Tăng cân: Nếu lượng protid tiêu thụ vượt quá nhu cầu cơ thể, khiến lượng calo dư thừa, từ đó dẫn đến tăng cân mất kiểm soát.
  • Áp lực thận: Một số người thừa hóa protid có thể gặp vấn đề về thận, đặc biệt là nếu họ có tiền sử về các vấn đề thận.
  • Tăng cholesterol: Một số thực phẩm giàu protid và chất béo, có thể góp phần vào việc tăng mức cholesterol trong máu.
  • Vấn đề tiêu hóa: Thừa hóa protid có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề như táo bón hoặc tiêu chảy.

Để duy trì sức khỏe tốt nhất, quan trọng là duy trì một chế độ ăn cân đối với đủ lượng protid cần thiết cho cơ thể. Để có thể bổ sung đủ lượng protid bạn có thể thăm khám bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. 

Sự khác nhau giữa protid và protein

“Protid” và “protein” thực sự chỉ là hai cách gọi khác nhau cho một loại chất đạm, một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người. Cho nên khi nhắc đến protid bạn có thể hiểu đây là protein và ngược lại.

Một số thực phẩm giàu protein

Protid có rất nhiều trong thực phẩm chúng ta bổ sung hàng ngày. Đó có thể là nguồn từ động vật và thực vật. Cụ thể như sau:

Thực phẩm từ động vật

  • Thịt gia cầm: Gà, vịt, gà tây….có thể cung cấp đến 25g protid cho 1 khẩu phần ăn. Đây là hàm lượng protid khá lớn có thể đảm bảo cho cơ thể.
  • Thịt bò: Thịt bò giàu protid và còn chứa nhiều dạng khoáng chất quan trọng giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể.
  • Hải sản: Cá, tôm, sò điệp, mực có hàm lượng protid vô cùng cao. Ngoài ra, hải sản còn có chất béo bão hòa phong phú và giàu omega-3 nên vô cùng tốt cho cơ thể.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, sữa bột, phô mai cũng có hàm lượng proid lớn đóng vai trò trong việc phát triển cơ bắp.
  • Trứng: Trứng là một nguồn protid đầy đủ với tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể

mot so thuc pham giau protein

Thực phẩm từ thực vật

  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, đậu đen, lạc, đậu xanh, đậu hà lan, vừng đen, trắng, hạt sen, hạt điều,… đề chứa hàm lượng proid vô cùng cao.
  • Đậu và sản phẩm từ đậu: Đậu nành, nước đậu nành, đậu phụ, miso, tempeh,… cũng là thực phẩm cần ưu tiên khi cần bổ sung protid.

Nếu bạn đang tập trung vào việc tăng cường lượng protid trong chế độ ăn, quan trọng là kết hợp nhiều nguồn protid khác nhau để đảm bảo bạn nhận được đầy đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể.

Kết luận 

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được protid là gì, vai trò và các thực phẩm có chứa nhiều protid. Mong rằng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn khi lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Rate this post