Đường lactose là gì? Lactose có trong thực phẩm nào?

Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não, tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Vậy đường lactose là gì và công dụng như thế nào? Nguồn thực phẩm nào chứa đường lactose? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sparta Việt để biết câu trả lời chính xác nhé.

Đường Lactose là gì? 

Đường lactose là một loại đường tự nhiên có trong sữa và các sản phẩm từ sữa và chiếm 2 – 8% thành phần có trong sữa. Khi vào cơ thể lactose sẽ được phân tách thành glucose và galactose bởi 1 chất enzyme lactase có trong ruột non. Lactose khi được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành năng lượng và đây là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể.

duong lactose la gi

Ngoài cung cấp năng lượng thì lactose cũng có công dụng giúp hấp thụ canxi và sắt giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Ngoài ra, lactose còn có công dụng hạn chế rối loạn tiêu hóa và táo bón ở trẻ.

>>> Xem thêm: Protid là gì?

Công dụng của Lactose đối với cơ thể

Lactose có nhiều công dụng đối với cả trẻ em và người lớn. Thiếu hụt lactose sẽ mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là một số công dụng của lactose đối với cả trẻ em và người lớn.

Đối với trẻ em

  • Cung cấp năng lượng: Quá trình phân giải lactose thành glucose và galactose giúp cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, giúp trẻ duy trì các hoạt động hàng ngày.
  • Phát triển não bộ: Galactose, một thành phần của lactose, tham gia vào quá trình tạo thành glycoprotein, một loại protein quan trọng trong cấu trúc não.
  • Tăng cường miễn dịch: Lactose có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp duy trì sức khỏe của đường ruột của trẻ.
  • Hấp thụ khoáng chất: Một số nghiên cứu cho thấy lactose có thể giúp hấp thụ khoáng chất như canxi và magiê, sắt giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

cong dung cua lactose voi suc khoe

Đối với người lớn

  • Cung cấp năng lượng: Lactose khi vào ruột non sẽ phân giải và cung cấp đến 40% năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
  • Tốt cho đường ruột: Lactose sẽ thúc đẩy lợi khuẩn phát triển trong đường ruột, từ đó giúp cho đường ruột hoạt động trơn tru, ngăn chặn tình trạng táo bón.
  • Ngăn chặn loãng xương: Lactose có công dụng hấp thụ canxi, từ đó ngăn chặn tình trạng loãng xương, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Lactose có trong thực phẩm nào?

Lactose có nhiều nhất trong sữa mẹ, sữa của các động vật và các chế phẩm từ sữa. Dưới đây là một số thực phẩm chứa lactose mọi người nên ưu tiên để bổ sung hàng ngày:

  • Sữa tươi: Các loại sữa từ động vật như sữa bò, sữa dê, sữa cừu đều chứa lactose.
  • Sữa đặc: Sữa đặc được sản xuất từ sữa bò nên cũng sẽ chứa nhiều lactose.
  • Sữa chua: Các sản phẩm sữa chua cũng được làm từ sữa động vật nên cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Sữa bột: Sữa bột là sự cô đặc của sữa, và nó cũng chứa lactose.
  • Các sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát,…. cũng là nguồn cung cấp lactose rất dồi dào.

Những lưu ý khi bổ sung Lactose cho trẻ

Bổ sung lactose cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, cần phải thực hiện cẩn thận để mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Trước khi bắt đầu bổ sung lactose cho trẻ bạn cần phải kiểm tra xem trẻ có thể dung nạp lactose hay không. Nếu thấy hiện tượng tiêu chảy, đầy bụng thì cần dừng bổ sung ngay và tư vấn bác sĩ.
  • Với những trẻ không dung nạp được lactose cần tăng cường bổ sung từ sữa mẹ. Đồng thời phải chọn các sản phẩm sữa không chứa lactose cho trẻ.
  • Khi bắt đầu cho trẻ uống sữa cần bắt đầu từ loại có ít lactose để trẻ thích ứng trước, sau đó mới tăng dần.
  • Nên tập thói quen uống sữa từ sớm để trẻ có thể dễ dàng thích nghi với việc dung nạp lactose.

nhung luu y khi bo sung lactose cho tre

Kết luận 

Đường lactose là dưỡng chất cần thiết đối với trẻ nhỏ và cả người lớn. Cho nên, bạn cần có kế hoạch bổ sung đường lactose hàng ngày cho bé yêu và các thành viên trong gia đình. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc cũng đã hiểu đường lactose là gì, công dụng và cách bổ sung như thế nào hiệu quả.

Rate this post